Đặc biệt ngoài những hình ảnh minh họa được rút ra từ nhiều nguồn, các tác giả đã cho in vào phần phụ lục một bản Kiều Nôm và cho rằng đây là một bản Nôm “thuộc loại xưa nhất, là thủ bút của cụ Tam nguyên Vị Xuân Trần Bích San (1838-1877)”. Mặc dù nguyên văn lời giới thiệu ở trang bìa 4 như thế nhưng trong lời dẫn giải về bản truyện Kiều Nôm in ở phần phụ lục các tác giả vẫn còn dè dặt chứ chưa đoan chắc đây chính là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San. Vì vậy họ đã cho in một trang trong bài Văn sách kỳ thi Đình của Trần Bích San để đối chiếu, đồng thời cũng in thủ bút lời ghi chú của cụ Giản Chi trên bản truyện Kiều Nôm nhằm minh xác cho bản Kiều Nôm này.
Là những người có sở thích tìm hiểu và thường xuyên nghiên cứu di sản Hán Nôm của cha ông, khi đọc được các bài giới thiệu trên báo chí về cuốn “TKTC” chúng tôi đã cố gắng tìm mua cho bằng được, song sách phát hành về đến Huế hơi muộn nên đến hôm nay chúng tôi mới có được nó trong tay. Việc đầu tiên là chúng tôi xem bản Nôm ở phần phụ lục, nếu đây là bản Kiều Nôm do chính tay cụ Tam nguyên Trần Bích San viết thì quả là một bản Nôm quí, vì cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được bản gốc cuốn truyện Kiều bằng chữ Nôm của cụ Nguyễn Du, ngoài bản Kim Vân Kiều tân truyện của Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 24 (1871), các bản còn lại đều được in cách xa sau thời của cụ Trần Bích San. Vậy bản Kiều Nôm này có phải là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San hay không? Cụ Giản Chi cho rằng đây chính là thủ bút của cụ Trần Bích San (như trong lời ghi chú), còn tác giả thì chưa dám nói chắc. Riêng chúng tôi, bằng trực giác vốn có khi tiếp xúc với văn bản, chúng tôi không ngần ngại mà khẳng định rằng đây là một bản Nôm quí nhưng tuyệt nhiên không phải là thủ bút của Tam nguyên Trần Bích San, vì lẽ: Trần Bích San là con cụ Trần Doãn Đạt, hai cha con đều thi đỗ và cùng làm quan dưới thời Tự Đức (Trần Doãn Đạt đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất (1862), Trần Bích San đỗ Tam nguyên Hoàng giáp khoa Ất Sửu (1865), Trần Bích San từng được vua Tự Đức ban tặng tên là Hy Tăng). Tên húy của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì () mà trong bản Kiều Nôm này chữ thì hay thời () không được viết theo lối kiêng húy là (辰,thìn hay thần), như trong các văn bản Hán Nôm dưới thời vua Tự Đức, ví dụ bản chụp Chinh Phụ Ngâm diễn ca chữ Nôm trong phụ lục cuốn Chinh Phụ Ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương, NXB Tân Việt 1950 viết húy chữ thì ra thìn hết. Sau đó chúng tôi xem tới bản văn sách thi Đình của Trần Bích San, mà TKTC chụp lại một trang, có ghi rõ là: rút trong tập Mai Nham Thi thảo (Mai Nham là tên hiệu của Trần Bích San), do anh Nguyễn Nguyên được một người bạn cùng quê là Nguyễn Văn Huyền đưa cho và mang về từ Nam Định (quê của Trần Bích San), và theo anh Nguyên thì đây là bút tích của Trần Bích San. Xem qua chúng tôi thấy có các chữ cơ (機), thể (體), tẫn (儘)… được viết giản thể là (机), (), (侭)… như thế nó chỉ là một bản sao chép lại chứ không phải chính văn, vì chính văn thi Đình không bao giờ dùng lối viết “đơn”, chúng tôi đã trao đổi với Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đình Thảng, một chuyên gia về Hán Nôm, và được khẳng định điều này. Rất tiếc cả tập Mai Nham thi thảo chúng tôi chưa trông thấy, dù là bản sao chụp, nên chưa có thể phân tích cụ thể hơn, nhưng bảo tờ văn sách này là thủ bút của Trần Bích San thì mới chỉ là lời nói miệng chưa qua khảo chứng. Ông Trần Văn Chánh có ghi rõ là bên lề bản Kiều Nôm có rải rác những lời ghi chú bằng chữ Hán, nhưng chúng tôi không thấy gì cả, ông Chánh có gởi lời cảm ơn tới người xử lý lại văn bản (chắc dùng kỹ thuật sửa ảnh scan vi tính) để có một bản Kiều Nôm sạch cung cấp cho bạn đọc, nhưng riêng với chúng tôi bị mất mấy “lời chú rải rác” đó lại thấy đáng tiếc, biết đâu những chú thích đó lại có thể cho chúng ta biết thêm những thông tin về văn bản. Cũng nên nói thêm về lời ghi chú của cụ Giản Chi được chụp in lại trong TKTC phải ngắt câu như sau: “Bản chữ nôm này do ông nội để lại. Quí là vì bút tích của cụ Tam Nguyên Vị xuân Trần Bích San, ông ngoại anh Hoàng Châu Hoạch, cháu ngoại cụ Trần. Anh Hoạch là con cụ Hoàng Tài làng Cót”. Do cụ Giản Chi quá cẩn thận đã nói Trần Bích San là ông ngoại anh Hoạch, lại ghi thêm vào “cháu ngoại cụ Trần” và không bỏ dấu chấm hay phẩy sau chữ cụ Trần nên các tác giả TKTC lại hiểu Hoàng Châu Hoạch là “cháu ngoại cụ Trần Anh Hoạch”! và cho là khó hiểu sao lại có chuyện trùng tên giữa ông bà và hàng con cháu như vậy. Sau đây chúng tôi đưa ra một số câu ở đoạn đầu bản Kiều Nôm “Trần Bích San” mà chúng tôi tìm thấy có sai khác với các bản đã phổ biến (bản Kiều Oánh Mậu, Quan Văn Đường, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Chiêm Vân Thị v.v…): Câu 10: Bốn phương vắng (永) lặng ba ( Các bài mới
Tìm lại trang sử bóng đá Huế trước năm 1945 (16/12/2024)
Văn chương như là đức tin tôn giáo (08/11/2024)
Phản ánh và sáng tạo (28/10/2024)
Về bản Nôm Kim Vân Kiều tân truyện 金雲翹新傳, Liễu Văn Đường khắc in năm 1880 mới được phát hiện (07/10/2024)
Kiểm duyệt sách ở Trung Kỳ trước năm 1945 (16/08/2024)
Các bài đã đăng
Nhân, nghĩa, lễ, trí.. . và tâm (19/04/2010)
Tìm hiểu minh triết tam giáo trong văn hóa Việt Nam (16/04/2010)
Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều (13/04/2010)
Đặng Huy Trứ - những kiến giải về thơ (08/04/2010)
Cái phần thưởng của Thúc Sinh (06/04/2010)
Nghĩ về ba bộ phận phê bình văn học hiện nay (05/04/2010)
Về bốn chữ "mê tín dị đoan" (31/03/2010)
Tạp chí Sông Hương
» Năm 1983
» Năm 1984
» Năm 1985
» Năm 1986
» Năm 1987
» Năm 1988
» Năm 1989
» Năm 1990
» Năm 1991
» Năm 1992
» Năm 1993
» Năm 1994
» Năm 1999
» Năm 2000
» Năm 2001
» Năm 2002
» Năm 2003
» Năm 2004
» Năm 2005
» Năm 2006
» Năm 2007
» Năm 2008
» Năm 2009
» Năm 2010
» Năm 2011
» Năm 2012
» Năm 2013
» Năm 2014
» Năm 2015
» Năm 2016
» Năm 2017
» Năm 2018
» Năm 2019
» Năm 2020
» Năm 2021
» Năm 2022
» Năm 2023
» Năm 2024
Bạn đọc nhiều
|