Văn nghệ thế giới
Cuộc thi dương cầm quốc tế Frederick Chopin lần thứ 16: Nghệ sĩ Nga đoạt giải cao nhất
Theo AFP, nữ nghệ sĩ người Nga Yulianna Avdeeva, 25 tuổi, đã giành huy chương vàng tại cuộc thi dương cầm quốc tế Frederick Chopin lần thứ 16. Đây là một trong những cuộc thi dương cầm lâu đời và uy tín nhất, được tổ chức tại Warszawa (Ba Lan) bắt đầu từ năm 1927. Yulianna Avdeeva là nghệ sĩ thứ 6 của Nga vinh dự nhận huy chương vàng của giải thưởng âm nhạc này. Kể từ năm 1955, giải thưởng này được tổ chức 5 năm một lần.
Nghe thấy một giọng nói con người
Về người Do Thái trong thế chiến thứ hai, bên cạnh Raul Hilberg, Claude Lanzmann hay Hannah Arendt, Primo Levi (ảnh) là một cái tên quan trọng, thậm chí không thể thiếu, nếu người ta muốn biết thực sự người Do Thái châu Âu đã trải qua lò thiêu (Holocaust) của Đức Quốc Xã như thế nào.
Nhà văn mạo hiểm trên biển để sáng tác truyện
Làm cả chuyến du ngoạn tới tam giác quỷ Bermuda, sống nhiều năm trên một con thuyền và nghiên cứu hàng trăm tài liệu về người cá đã giúp nữ tác giả Anh Liz Kessler thực hiện được bộ sách thiếu nhi ấn tượng.
J.K Rowling nhận giải thưởng văn học Andersen
Ngày 19.10, tại thành phố Odense, quê hương của nhà văn Đan Mạch huyền thoại Hans Christian Andersen, giải thưởng văn học mang tên ông đã được trao cho nữ văn sĩ người Anh J.K Rowling.
Nobel Văn học 2010: Mario Vargas Llosa - Nhà văn của sáng tạo không
Sau một thời kỳ chạy theo đủ các loại chủ nghĩa xuất hiện và phát triển ở Âu-Mỹ, khó khăn lắm các nhà văn Mỹ La tinh mới tìm được thế giới văn chương riêng cho châu lục của mình. Họ gọi đó là thời kỳ boom - bùng nổ, tạo nên một tầm cỡ, đỉnh cao mới, độc đáo, mang đầy cá tính của con người Mỹ La tinh. Trong bước chuyển vĩ đại đó, M.V. Llosa có vinh dự là một trong những người mở đầu, góp một phong cách riêng độc đáo, đưa nền tiểu thuyết Mỹ La tinh phát triển đến ngày nay.
Giải thưởng điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương: Đường Sơn đại địa chấn được nhiều đề cử nhất
Bộ phim Trung Quốc Aftershock (Đường Sơn đại địa chấn) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã lập kỷ lục của giải thưởng điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương lần 4 khi nhận được tới sáu đề cử.
Nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn bị loại khỏi sách giáo khoa Trung Quốc
Nhiều người Trung Quốc đang ngẩn ngơ tự hỏi vì sao những áng văn bất hủ của Lỗ Tấn lại bị loại khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
Disney chiếu bộ phim
Serie phim hoạt hình nổi tiếng của Trung Quốc "Dê và Sói" (Pleasant Goat and Big Big Wolf) sẽ được phát sóng trên kênh truyền hình Disney tại 52 quốc gia và khu vực, đánh dấu sự lớn mạnh của ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình của nước này.
Phát hiện mộ của 1 giáo sỹ cổ cách đây 4.000 năm
Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập (CSA) Zahi Hawass ngày 18/10 thông báo, các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy ngôi mộ của một giáo sỹ cổ đại chịu trách nhiệm cầu kinh trước những bức tượng của một vị vua đã mất cách đây 4.000 năm.
Australia sở hữu cuốn sách to nhất trên thế giới
Hội chợ sách lớn nhất thế giới vừa diễn ra tại thành phố Frankfurt (Đức) là nơi chứng kiến sự ra đời của một số cuốn sách lớn, nhưng vẫn chưa có cuốn sách nào vượt qua được bộ Atlas (sách bản đồ) của Australia với kích thước 2mx3m.
Báo Pháp ca ngợi vẻ đẹp quyến rũ của Thủ đô Hà Nội
Nhân sự kiện Việt Nam kỷ niệm trọng thể Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tuần báo Người quan sát mới của Pháp số ra mới đây đã dành hai trang giới thiệu vẻ đẹp Hà Nội.
Dịch giả Nguyễn Lệ Chi “diện kiến Tôn Ngộ Không”
Trong 3 ngày 16, 17 và 18/10, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, đại diện thương hiệu sách Chibooks sang Trung Quốc tham dự Hội thảo Văn hóa quốc tế Tây du ký lần thứ nhất theo lời mời của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng (người thủ vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình kinh điển Tây du ký).
Tây Ban Nha: Eduardo Mendoza đoạt giải văn học “giàu” nhất
Nhà văn Eduardo Mendoza đã đoạt giải văn học “giàu” nhất của Tây Ban Nha - giải Premio Planeta - khi trị giá giải thưởng là 846.750 USD với tiểu thuyết Rina de gatos, Madrid 1936, câu chuyện có bối cảnh ở Madrid trước khi xảy ra cuộc nội chiến ở đất nước này.
Kiệt tác sử thi hay nhất về một vĩ nhân
“Không thể kể lại cuộc đời của một con người chỉ trong một câu chuyện”, cảnh mở màn bộ phim nhận định. “Điều có thể làm là luôn trung thành với hồ sơ về cuộc hành trình của ngài, và cố gắng tìm hiểu con tim của ngài…”
Khai mạc “Những ngày TP Hồ Chí Minh tại Pusan”
“Những ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Pusan” chính thức được khai mạc ngày 14/10, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Pusan, Hàn Quốc, nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hữu nghị kết nghĩa giữa Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam và thành phố Pusan của Hàn Quốc.
Tranh Picasso và chiến binh đất nung tới Sydney
Một số kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới, trong đó có đội quân chiến binh đất nung có niên đại cách đây hơn 2.000 năm của Trung Quốc, bộ sưu tập tranh của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso và các tác phẩm ảnh của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Annie Leibovitz, sẽ được trưng bày ở Sydney, Australia, vào tháng 12 tới.
Phim tài liệu mới nêu bật những hình ảnh thân thiện về Che Guevara
Một bộ phim tài liệu mới về Che Guevara mang tựa đề Che, Un Hombre Nuevo (Che, Một con người mới) sẽ là một cái nhìn thân thiện vào cuộc đời của nhà lãnh đạo du kích này thông qua những bức ảnh và bài viết mới được phát lộ.
Ken Follett mê 'Sự im lặng của bầy cừu'
Tiểu thuyết gia người Anh chia sẻ, trong sự nghiệp văn chương của mình, ông ước mơ viết được một cuốn như "The Silence of the Lambs" của Thomas Harris với nhân vật kinh điển là Hannibal Lecter.
Stephen King được yêu thích nhất tại Mỹ
Cuộc bình chọn mới đây, do hãng Harris Interactive tiến hành cho thấy, ông vua truyện kinh dị dẫn đần danh sách những nhà văn được độc giả Mỹ mến mộ nhất.
Phát hiện kiệt tác của Michelangelo dưới ghế sofa
Nhiều sử gia tin rằng bức tranh nằm sau một chiếc ghế trường kỷ của gia đình Trung tá Không quân Mỹ Martin Kober ở Buffalo, New York (Mỹ) là của danh họa Phục hưng Michelangelo. Nếu đúng vậy thì bức tranh này trị giá tới 300 triệu USD và được coi là phát hiện nghệ thuật của thế kỷ.
Trang 90/151
1 ...88 89 9091 92 ...151