Thời đại phim thống trị văn hóa kéo dài. Văn hóa phim đã chết, và truyền hình là nơi để đổ lỗi.
|
Một trong các sự kiện trung tâm của Liên hoan Phim New York lần thứ 50 là các buổi chiếu ra mắt bộ phim Không phai tàn (Not Fade Away) của đạo diễn David Chase (đạo diễn bộ phim nổi tiếng The Sopranos) – về ban nhạc rock ngoại ô thành lập những năm 1960.
Do tính ưu việt không thể tranh cãi của phim truyền hình nhiều tập trong thế kỷ XXI, việc chuyển sang phim truyện có vẻ khiến bộ phim chẳng khác gì một bài tập trong nỗi nhớ. Không thể không chỉ ra sự tương tự giữa sự xâm nhập vào việc làm phim trang trọng của Chase với cuốn tiểu thuyết cho người lớn (nhạt nhẽo) mới công bố của tác giả Harry Porter, J. K. Rowling. Cả hai công trình được xem là quan trọng, hoàn toàn bởi vì tác giả của chúng đã rất thành công trong thể loại khác phổ biến hơn. Nếu không, có khả năng chúng sẽ xuất hiện và biến mất mà không ai chú ý. Như Chase phải nhận ra, không có cách nào trên trái đất màu xanh này để bộ phim Không phai tàn có thể đạt đến giá trị văn hóa hay tác động như của The Sopranos.
Bản thân những bộ phim vẫn còn ý nghĩa với chúng ta. Bất chấp giảm sút khán giả và rất nhiều mối quan tâm, Hollywood tiếp tục kiếm lợi bằng cách sản xuất hàng loạt sản phẩm đắt tiền, ứng dụng hiệu ứng để chiếu khắp thế giới. Họ khăng khăng cho rằng đây là thời đại hoàng kim mới của điện ảnh toàn cầu, ít nhất là về thẩm mỹ. Chi phí làm một bộ phim chuyên nghiệp ngày càng khổng lồ, những đạo diễn và những bộ phim mới đầy tham vọng đang nổi lên khắp nơi trên thế giới và trong tất cả các lĩnh vực của xã hội.
Lịch chiếu của Liên hoan Phim New York năm nay – bắt đầu từ sự ra mắt bộ phim 3D của đạo diễn Lý An: Cuộc đời của Pi – một bộ phim có lượng khán giả khá lớn – các tính năng của nó được thực hiện ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Zaire, Chile và Mexico, theo chuẩn nghệ thuật của các quốc gia châu Âu tiến bộ. Dựa trên tất cả mọi thứ tôi đã xem đến nay và đã nghe từ những người khác, đó là một siêu phẩm của điện ảnh toàn cầu. Nhưng chúng ta hãy trung thực: bên ngoài khu Manhattan và vượt ra khỏi giới hạn của cánh nhà báo, blogger và người cuồng mộ phim, hầu như chẳng ai để ý hay quan tâm đến nó. Liên hoan sẽ chật cứng khách, nhưng tình trạng này có khác gì một ngày lễ trong mùa thu New York và bất cứ sự kiện gì khác. Sau đó, những bộ phim như sử thi chiến tranh Napoleon Giới tuyến của Wellington (Lines of Wellington) của đạo diễn Bồ Đào Nha Valeria Sarmiento hoặc phim tình cảm Ký ức nhìn tôi (Memories Look at Me) của đạo diễn Trung Quốc Song Fang sẽ may mắn được trình chiếu nhanh tại New York và Los Angeles. Những bộ phim khác trong liên hoan có thể không bao giờ trở lại màn bạc Mỹ mà đi thẳng vào băng đĩa truyền hình.
|
Cường điệu một chút: đối với mỗi bộ phim kỳ quặc nhỏ bé đã lọt vào cuộc thảo luận quốc gia – cho đến năm 2012, bao gồm Vương quốc Moonrise (Moonrise Kingdom) và Những con thú ở miền nam hoang dã (Beasts of the Southern Wild) là những bộ phim nổi bật tương tự – được hàng trăm người nhanh chóng thổi phồng, sau đó chìm mất tăm. Các phim bình thường như Breaking Bad hoặc Người vợ tốt (The Good Wife) hoặc Louie sẽ tạo ra nhiều thảo luận và tranh cãi hơn tất cả, có lẽ đến dăm bảy phim phát hành trong năm nay (hầu hết liên quan đến siêu anh hùng).
Văn hóa phim, ít nhất là với cảm giác của người từng một lần được sử dụng cụm từ này, đã chết hoặc đang chết. Quay trở lại thời mà chúng ta có thể gọi là thời đại của Susan Sontag (1933 - 2004, nhà văn, phê bình và làm phim nổi tiếng của Mỹ), thảo luận và tranh luận về các bộ phim thường được coi là tác dụng hàng đầu xua tan lãnh đạm của đời sống trí tuệ Mỹ. Ngày nay, nó là phần còn sót lại suy tàn và thiếu sức sống, được ngắt ra từ đời thường, từ dòng chính của văn hóa đại chúng và thậm chí là từ tàn tích của trí thức hoặc văn hóa trí tuệ. Điều này trở nên rõ ràng khi thảo luận về một hiện tượng công khai sáng giá như Liên hoan Phim New York, nó cũng đúng ở quy mô lớn hơn. Dưới đây là bốn bộ phim hay nhất chiến thắng chung cuộc tại giải Oscar: Nghệ sĩ (The Artist), Nhà vua nói lắp (The King’s Speech), The Hurt Locker và Triệu phú khu ổ chuột. Bạn đã xem, ghi nhớ và nói về những bộ phim này với bạn bè được mấy lần?
Chắc chắn tôi không thể không thừa nhận rằng sản xuất phim là một trong những trọng tâm lợi nhuận còn lại của nền công nghiệp Mỹ. Nhưng lý do gì những người không trực tiếp tham gia lại quan tâm đến nó thì vẫn chưa thỏa đáng. Có người sẽ tranh luận rằng, trong thời đại chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, phim được xem như mặt hàng sản xuất chứ không phải là tác phẩm nghệ thuật, và người ta cổ vũ cho một số nhãn hiệu phim, nhà sản xuất hoặc hãng phim theo cách họ cổ vũ cho Apple hơn là Samsung, GM hơn là Ford, hoặc Red Sox hơn là Yankees.
Văn hóa phim – có một lịch sử, và tôi nghĩ nó đã kết thúc khá đẹp mắt với phim truyện giật gân, sự bùng nổ các hãng phim nhỏ vào cuối những năm 1990 và sự gia tăng của Internet. Nó chỉ được nhận biết trong một thời gian. Khi Liên hoan phim New York được mở ra vào năm 1963, những bộ phim Làn sóng mới của Pháp là thu hút nhất, và Tứ đại danh gia của nền điện ảnh nghệ thuật hậu chiến là Bergman, Truffaut, Fellini, Kurosawa – đang hoặc sắp ở đỉnh cao sự nghiệp. Các cuộc tranh luận về phim chủ yếu xoay quanh những vấn đề về sự biến đổi của nhân vật như tốt – xấu, bạo lực, hình thành tính cách… New York dựa trên phương tiện truyền thông và trí thức đã có một ảnh hưởng văn hóa ngoại cỡ mà ngày nay không thể có. Thập niên sau này, thập kỷ của phim Bố già, Quan hệ kiểu Pháp (The French Connection) và Người lái taxi (Taxi Driver), các cuộc thảo luận đã mở rộng bao gồm cả nền điện ảnh Mỹ trong quá khứ và hiện tại. Một thế hệ mới các nhà làm phim trẻ mạnh mẽ, mỗi người theo cách riêng của mình ngập tràn trong nền văn hóa điện ảnh. Thật kỳ lạ, đó là khởi đầu của sự kết thúc. Hai trong những người trẻ nổi loạn, tất nhiên, là George Lucas và Steven Spielberg, những người được chính thức thừa nhận là kiểu mẫu thay đổi mô hình kinh doanh của Hollywood mãi mãi - từ phim người lớn hướng tới các bộ phim bom tấn về mùa hè cho thiếu niên. Cả Lucas và Spielberg đã cống hiến nhiều cho người hâm mộ điện ảnh. Mỉa mai thay, sau đó họ lại tạo ra các điều kiện hướng cho phim trở nên như những sản phẩm máy móc khác – chỉ hiểu được ý nghĩa tốt nhất theo các điều kiện bên ngoài – lời hoặc lỗ, giá vé, giải thưởng giành được – chứ không phải là theo các yếu tố thực chất, thẩm mỹ vốn có.
Tình trạng căng thẳng giữa việc xem phim nghệ thuật và phim thương mại vẫn như cũ. Nhưng những cảm giác rằng điện ảnh là nơi bạn có thể tìm thấy những câu chuyện và nhân vật đáng nhớ nhất – cũng như mức độ một tham vọng nghệ thuật là mạo hiểm – bắt đầu lu mờ dần sau thời đại của Hàm cá mập (Jaws) và Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars), mặc dù (hoặc có lẽ vì) chúng nằm trong số các công trình thảo luận và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh. Khi tôi nhận thức được văn hóa phim, thì nó đã bước vào giai đoạn cuối cùng với làn sóng phim độc lập của thập niên 1980 và những năm 1990. Bao nhiêu phim được thực hiện từ năm 1999 trở thành trọng tâm của bàn luận văn hóa và làm cho người ta cảm thấy cần phải xem và cần có ý kiến về chúng như loạt phim truyền hình của Chase hoặc The Wire hoặc Six Feet Under đã đạt được? Là các phim Chúa nhẫn, Hiệp sĩ bóng tối và Avatar? Thiên nga đen hoặc Eternal Sunshine of the Spotless Mind hoặc Mạng xã hội? Núi Brokeback Mountain hoặc Harry Potter? Dù rằng có nhiều người xem những bộ phim này hơn hai lần vẫn không chán.
Văn hóa phim đã chết. Không phải là lỗi của Liên hoan Phim New York hoặc lỗi của ngành điện ảnh hoặc là lỗi của tôi, nhưng chẳng có ích gì khi giả vờ rằng sự thật không phải vậy. Chúng ta cần phải tìm ra những cách thức mới để nói về những bộ phim nhằm kết nối chúng với thế giới thực và cảnh quan truyền thông như chúng thực sự tồn tại? Chúng ta cần phải cảm nhận được hình thức hoặc phương tiện truyền đạt của điện ảnh bằng cách nào đó thiêng liêng? Đạo diễn David Chase sẽ quay lại với truyền hình? Linh cảm của tôi nói rằng đúng.
Theo Trịnh Sơn - NĐBND