Bên cạnh tình trạng thiếu vốn làm phim, điều càng trở nên gay gắt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, và cuộc chiến với nạn buôn bán băng đĩa lậu, thì thách thức thực sự để điện ảnh châu Á có thể đi tới thành công là thuyết phục được khán giả quốc tế. Và đó phải là một sự thuyết phục mang tính bền vững, giúp điện ảnh châu Á có một vị thế ổn định trên thị trường. Ông Jacob Wong của LHP Hong Kong bày tỏ: “Các nhà làm phim châu Á luôn lo lắng quan sát xem thời điểm tốt đẹp sẽ kéo dài được bao lâu. Họ luôn lo sợ đó chỉ là một sự lóe sáng ngắn ngủi trên thị trường”.
Chẳng hạn như năm nay có tới bốn phim được trình chiếu tại LHP Cannes, trong đó Kinatay của Brillante
Mendoza
sẽ tranh giải Cành cọ Vàng. Liệu
có duy trì được sự vươn lên mạnh mẽ này một cách lâu dài?
Đối với hầu hết các nước nhỏ ở châu Á thì cuộc cách mạng kỹ thuật số đã trở thành “món quà trời cho”. Công nghệ kỹ thuật số giúp làm giảm chi phí sản xuất phim, qua đó tạo điều kiện cho tác phẩm của các đạo diễn ở những nước như Indonesia và Malaysia thu hút khán giả nội địa, thậm chí đang thách thức cả các nền điện ảnh lớn ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Tham gia tranh giải Cành cọ Vàng năm nay còn có phim Vengeance của đạo diễn
Hong Kong
Đỗ Kỳ Phong. Phim kể về một người đàn ông nhất quyết phải báo thù cho cái chết của con gái mình. Đạo diễn Sái Minh Lượng, một tên tuổi hàng đầu trong thế hệ các đạo diễn “Làn sóng Mới thứ hai” của điện ảnh Đài Loan, cũng có phim tham gia cuộc đua. Đây được coi là “cú hích” đối với thế hệ các nhà làm phim mới ở Đài Loan khi hiện nay họ đang phải vật lộn để khẳng định vị thế cho nền điện ảnh của hòn đảo này.
Lọt vào danh sách tranh Cành cọ Vàng năm nay còn có phim Spring Fever của Lâu Diệp - thuộc thế hệ đạo diễn thứ sáu ở Trung Quốc. Năm 2006, bộ phim Summer Palace của đạo diễn này đã không được các nhà kiểm duyệt Trung Quốc chấp thuận bởi đó là một tác phẩm điện ảnh gây tranh cãi cả về chính trị lẫn tình dục.
Đại diện của Hàn Quốc ở LHP Cannes năm nay là đạo diễn cựu trào Park Chan Wook với phim Thirst. Đây là dấu hiệu cho thấy xứ kim chi bắt đầu khắc phục được khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nền công nghiệp điện ảnh nước này từ cách nay vài năm. Đây cũng là phim Hàn Quốc đầu tiên có một hãng lớn ở
Hollywood
đồng tham gia sản xuất. Thời gian qua, phim ảnh Hàn Quốc đã thể hiện tính đa dạng hơn khi thế hệ các đạo diễn mới dồn tâm sức vào nhiều dự án điện ảnh chứ không đơn thuần chỉ làm các bộ phim truyền hình về cuộc sống thường nhật.
Theo TT&VH |