Văn nghệ thế giới
Tranh cãi về cây đàn Stradivari
07:24 | 24/06/2011
Một cây đàn violon Stradivari có niên đại từ năm 1721 vừa đạt giá 15 triệu USD trong một cuộc đấu giá online. Từ trước tới nay, đàn Stradivarius luôn đạt giá rất cao bởi chúng có chất lượng âm thanh đặc biệt. Và với kỷ lục mới này, thêm một lần nữa người ta đổ đi truy tìm “bí quyết” làm đàn của nghệ nhân Italia Stradivari.
Tranh cãi về cây đàn Stradivari
Một bức vẽ nghệ nhân Antonio Stradivari trong xưởng làm đàn của ông ở Cremona, Italia
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 1. Antonio Stradivari được coi là nghệ nhân làm đàn violon bậc thầy. Sinh năm 1644, ông đã lập xưởng làm đàn ở Cremona, Italia, và ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1737.

 

Sinh thời, ông đã làm hơn 1.000 cây đàn violin, viola, cello và từng làm theo “đặt hàng” của Vua Anh James II và Vua Tây Ban Nha Charles III. Hiện có khoảng 650 cây đàn Stradivari còn tồn tại.

Stradivari tung ra những nhạc cụ tốt nhất vào thời kỳ vàng của ông, tức là vào năm 1700-1725. Những cây đàn violon nổi tiếng nhất của ông có cây đàn Lipinski (1715) và Messiah (1716). Đã trải qua một thời gian dài, nhưng những cây đàn của Stradivari lại có âm thanh ưu việt hơn các nhạc cụ hiện đại và điều này vẫn đang gây nên nhiều tranh cãi.

2. Năm 2003, các nhà khoa học của các trường đại học Columbia và Tennessee ở Mỹ tuyên bố, hiện tượng mặt trời giảm hoạt động trong thế kỷ 17 có thể là nguyên nhân khiến âm thanh của cây đàn Stradivari có chất lượng tuyệt vời đến vậy. Họ nói rằng, những mùa Đông lạnh hơn và những mùa Hè dịu hơn trong thời đó khiến cây cối chậm phát triển, do đó gỗ dày đặc hơn và nhờ vậy mà chúng có những đặc tính âm thanh tốt hơn. Từ đó đến nay hiện tượng thiên nhiên này không lặp lại.

Năm 2006, các nhà nghiên cứu khác của Mỹ lại đưa ra lập luận, sở dĩ nhạc cụ của Stradivarius có âm thanh đặc trưng như vậy là do ông sử dụng một chất hóa học để diệt mọt và nấm. Cũng có ý kiến cho rằng, Stradivari và nhiều nghệ nhân khác đã dùng gỗ từ các nhà thờ cổ hoặc họ bổ sung một thành phần bí ẩn nào đó vào gỗ hoặc sử dụng các kỹ thuật đã bị thất truyền.

Song nhiều nhà làm đàn violin thời nay lại thấy những giả thuyết đó không thuyết phục và họ cho rằng chất lượng âm thanh của những cây đàn Stradivari hoàn toàn dựa vào kỹ năng làm đàn của ông. Tổ chức “The Cambridge Companion to the Violin” thì tuyên bố cấu trúc đàn của Stradivari là yếu tố chính. Tiến sĩ Jon Whiteley, giám đốc bảo tàng Ashmolean ở Oxford, nơi lưu giữ cây đàn violin Messiah nổi tiếng, cũng đồng tình chất lượng của cây đàn “dựa vào độ nặng của đàn”. Ông còn cho biết, thách thức của Stradivari là phải sản xuất được những cây đàn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo nhưng cũng phải có âm lượng đủ tiêu chuẩn để chơi trong những thính phòng hòa nhạc lớn.

Trước khi Stradivari tung ra những nhạc cụ từ xưởng làm đàn của mình thì những cây đàn violin thường chỉ được chơi ở những sự kiện nhỏ như tiệc riêng và chỉ hiện diện trong các tứ tấu của dòng nhạc thính phòng bởi dòng nhạc này không đòi hỏi âm lượng lớn. “Nhưng Stradivari đã chứng minh ông có thể làm được những cây đàn violin mang âm lượng lớn. Cả đời mình ông luôn tìm tòi để làm được khuôn dáng đàn lý tưởng” - Tiến sĩ Whiteley cho biết. Theo ông, Stradivari đã thử nghiệm nhiều khuôn dáng đàn khác nhau, trong đó có cả dáng đàn dài hơn.

Ariane Todes, chủ bút tạp chí The Strad, cũng cho rằng các nhạc cụ của Stradivari “được làm cực kỳ tinh tế, đạt đỉnh cao về chất lượng âm thanh. Sở dĩ cây đàn Stradivarius có được chất lượng tốt như vậy là nhờ việc ông luôn cố gắng làm ra những sản phẩm tốt hơn, luôn tiếp thu phản hồi của người chơi đàn và liên tục tự phê bình”.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Whiteley thì hình dáng của hộp cộng hưởng không quan trọng bằng tài năng của nghệ sĩ violin và đưa ra minh chứng: “Nghệ sĩ vĩ cầm lớn như Yehudi Menuhin vẫn có thể tạo ra được âm thanh tuyệt hảo từ một chiếc hộp cũ và một đoạn dây”.

3. Vậy nghệ sĩ cảm thấy như thế nào khi chơi nhạc cụ hiệu Stradivari? Paul Barritt là một nghệ sĩ trong dàn nhạc The Halle ở Manchester co biết, ông thường sử dụng cây đàn Stradivari của dàn nhạc trong 8 năm qua. Barritt luôn muốn chứng minh rằng đàn của các thương hiệu khác cũng có thể tạo ra âm thanh hay, chẳng hạn như nhạc cụ của nghệ nhân Italia khác là Joseph Guarneri. Tuy nhiên, ông vẫn thừa nhận đàn Stradivari rất đặc biệt vì âm thanh của chúng rất rõ ràng.

“Trong một thính phòng hòa nhạc lớn, nhưng đàn Stradivari vẫn phát ra âm thanh rất rõ ràng. Mỗi cây đàn Stradivari đều có đặc tính riêng. Nếu bạn nắm rõ được đặc tính của nhạc cụ thì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng”.

                                       Theo Việt Lâm – TT&VH



































































 

Các bài mới
Các bài đã đăng