Văn nghệ thế giới
Điện ảnh Nga chật vật trước làn sóng Hollywood
14:56 | 26/07/2011
Nước Nga khó có thể cạnh tranh với Hollywood, tuy nhiên các nhà làm phim ở kinh đô điện ảnh đang chú ý tới thị trường này khi lượng khán giả đến rạp đang ngày càng tăng cao và các bộ phim “bom tấn” Mỹ đang “lấn lướt” các sản phẩm nội địa.
Điện ảnh Nga chật vật trước làn sóng Hollywood
Ngôi sao Hollywood bị người hâm mộ Nga vây quanh
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

1. Nhận thấy khả năng tiềm tàng của thị trường điện ảnh đang nổi lên nhanh chóng của Nga, Hollywood đã đưa nhiều ngôi sao màn bạc tới Moskva trong các buổi chiếu giới thiệu phim mới của họ để gây thêm phấn khích cho người hâm mộ Nga.

Chẳng hạn hồi tháng 5, nam tài tử Hollywood Johnny Depp và người đẹp Tây Ban Nha Penelope Cruz đã xuất hiện trong buổi chiếu giới thiệu tập 4 phim Cướp biển Caribbe, hay trong khi buổi chiếu giới thiệu phim 3D Robot đại chiến 3 đã thu hút 80 tên tuổi Hollywood tới Moskva, trong đó có đạo diễn Michael Bay.

“Moskva là một thị trường đang nổi, đóng một vai trò quốc tế rất quan trọng” - đạo diễn Michael Bay nói trước buổi chiếu phim Transformers: The Dark of the Moon. Tác phẩm điện ảnh này đã thu về được 22 triệu USD trong tuần đầu có mặt tại các rạp chiếu ở Nga và cho tới nay đã chiếm 3,4% doanh thu phim trên toàn cầu.

2 thập kỷ sau chiến tranh lạnh, người Nga ngày càng có hứng thú tới rạp xem phim. Nền điện ảnh Nga có bề dày lịch sử làm phim và trong thời Xô Viết từng mê hoặc khán giả và gây tiếng vang với nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển như Sân ga cho hai người, Khi đàn sếu bay qua, Moskva không tin vào những giọt nước mắt... Thế nhưng giờ đây các bộ phim nước ngoài đã trở thành lựa chọn yêu thích của công chúng Nga bởi họ nhận thấy rõ ràng, các nhà làm phim quốc tế, đặc biệt là Hollywood, làm ra những bộ phim hấp dẫn hơn hẳn các sản phẩm nội địa. Nhờ vậy mà năm 2010, doanh thu phòng vé của nước này đã đạt mức kỷ lục: 1 tỷ USD, lượng khán giả đến rạp tăng 15,2%, trong đó doanh phu phim Mỹ cao gấp 5 lần so với phim Nga.

“Chúng tôi đang nhìn thấy một xu hướng lạc quan và qua đó cho thấy rằng người dân Nga đang cảm thấy thoải mái. Họ đang có phong cách sống và thú tiêu khiển giống như những người dân ở các nước phương Tây” - Yevgeny Nadorshin, nhà kinh tế, một cựu cố vấn của Chính phủ Nga, nói.

Bộ phim bom tấn Nga được tung ra trong thời gian gần đây là Tired with the Sun-2: The Citadel. Tác phẩm điện ảnh này được diễn viên/đạo diễn cựu trào Nikita Mikhalkov quảng bá rầm rộ tại LHP Cannes năm nay. Tuy nhiên, phim không chinh phục được người xem và thất bại về doanh thu, thu về chưa được 4% số kinh phí 3,4 triệu USD dàn dựng phim sau 2 tuần đầu trình chiếu.

Theo đạo diễn phim độc lập Johnny O’Reilly có trụ sở làm việc ở Nga thì: “Vấn đề ở đây là các nhà sản xuất Nga không phối hợp sản xuất tốt với nhau hoặc với các nước khác. Họ không khao khát chinh phục khán giả như các nhà sản xuất nước ngoài và thường tung ra những bộ phim có chất lượng rất kém”.

2. Năm 2010, Chính phủ Nga đã đầu tư ở mức kỷ lục: 4,5 tỷ rouble (159 triệu USD) cho nền điện ảnh nước này, gần gấp đôi so với năm 2009. Năm nay, theo tuyên bố của Thủ tướng Nga Vladimir Putin thì nền điện ảnh vẫn tiếp tục được rót khoản tiền tương đương. Tuy nhiên, khoản đầu tư đó trước hết được dành ưu tiên để tăng gấp đôi lượng rạp chiếu ở nước này, hiện đang là 2.246 rạp, chứ không chỉ để hỗ trợ cho các công ty sản xuất tư nhân như trước.

Công ty nghiên cứu Movie Research dự đoán rằng nếu dự án tăng gấp đôi hệ thống rạp chiếu thúc đẩy được thêm 1/3 lượng vé bán ra thì các nhà làm phim nội địa vẫn phải chật vật tìm kiếm nguồn đầu tư.

Đối diện với thực tế khó khăn đó mà thời gian gần đây, một số công ty điện ảnh truyền hình ở Nga đã xúc tiến những hợp đồng gây quỹ để “mượn” được một khoản tiền nhằm đầu tư cho các sản phẩm của họ. Chẳng hạn như Russian World Studio, công ty sản xuất truyền hình độc lập lớn nhất của Nga, vừa nhận được khoản vay 42 triệu USD từ Ngân hàng ING và Sberbank sau khi thực hiện một hợp đồng gây quỹ như vậy. Và tập đoàn sản xuất Bazelevs áp dụng “chiêu” đó cùng Troika Dialog để gây quỹ cho bộ phim hoạt hình Smeshariki, dự kiến được phát hành vào tháng 12.

“Đây là cơ hội đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Nga và qua đó các nhà làm phim có thể trình các dự án của mình trực tiếp với các nhà đầu tư” - Nikita Trynkin, giám đốc điều hành của Bazelevs, nói.

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga cũng không sáng sủa bởi các nhà đầu tư điện ảnh hải ngoại thường thu được lợi nhuận từ lượng đĩa DVD bán ra, nhưng việc này lại không hề khả quan ở Nga khi hiện nay người dân nước này vẫn “tận dụng” cơ hội tải phim lậu miễn phí từ internet.

Theo Việt Lâm - TT&VH






Các bài mới
Các bài đã đăng