Văn nghệ thế giới
Khi điện ảnh đi trước thiên văn
07:43 | 21/09/2011
Việc khám phá hành tinh có hai mặt trời Kepler-16b mới được các nhà thiên văn Mỹ công bố ngày 15-9-2011 nhưng cách đây 28-34 năm, đạo diễn George Lucas đã đưa lên màn ảnh rộng một hành tinh tương tự trong loạt phim Star wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Khi điện ảnh đi trước thiên văn
Luke Skywalker ngắm cảnh hai mặt trời lặn trên hành tinh Tatooine

Đó là hành tinh của Luke Skywalker - nhân vật chính trong các tập A new hope (Một hi vọng mới - 1977), The empire strikes back (Đế chế chống tấn công - 1980) và Return of the Jedi (Sự trở lại của Jedi -1983).

Một trong những hình ảnh nổi tiếng của bộ phim là cảnh Luke Skywalker quay lưng về phía khán giả, đứng nhìn hai mặt trời lặn trên hoang mạc của hành tinh Tatooine - nơi anh lớn lên nhờ sự chăm sóc của cha mẹ nuôi. Điều khá lý thú là đạo diễn George Lucas chọn tên nhân vật chính Skywalker (người đi bộ trên bầu trời) từ một trong những biệt hiệu của thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.

Việc khám phá Kepler-16b càng củng cố ý kiến của một số nhà khoa học cho rằng trong dải Ngân hà có thể tồn tại các hành tinh mà loài người có thể sinh sống, giống như hành tinh Arrakis trong bộ phim viễn tưởng Dune (Đồi cát) do David Lynch thực hiện năm 1984, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Frank Herbert.

Vì khoa học ngày càng chạm đến những ranh giới khó tin nhất của sáng tác viễn tưởng, không có gì phi lý nếu ta tự hỏi khi nào loài người sẽ khám phá hành tinh Krypton của chàng siêu nhân - nhà báo Kal-El?

 

                                               CÔNG KHANH (Theo Le Parisien)























































 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng