VỌNG RA BIỂN
Hải quân Trung Quốc ngạo mạn và liều lĩnh?
08:27 | 05/05/2014

Những hành động của hải quân Trung Quốc thời gian gần đây đã bộc lộ thực tế rằng hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm, ngạo mạn và liều lĩnh.

Hải quân Trung Quốc ngạo mạn và liều lĩnh?
Trung Quốc thường xuyên thị uy bằng các đội tàu cá đông đảo

rong một bài viết mới đây trên Trang Chiến lược, giới phân tích quân sự Mỹ đã đưa ra nhận định về các hành vi của hải quân Trung Quốc cũng như chiến thuật mà nước này sử dụng nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông cũng như các lãnh thổ tranh chấp, trong đó có các đảo tranh chấp với các nước láng giềng như Nhật Bản. Từ những so sánh lịch sử, giới phân tích Mỹ đã đặt tiêu đề “Trung Quốc và những chiến lược nguy hiểm cũ kĩ”.

Tàu hải quân Trung Quốc

                               Tàu hải quân Trung Quốc

Giới lãnh đạo hải quân và tình báo Mỹ đang lúng túng trước chiến lược của Trung Quốc là sử dụng hăm dọa hơn là sử dụng vũ khí hoặc đe dọa trực tiếp hòng giành quyền kiểm soát Biển Đông cũng như một số đảo tranh chấp. Người Mỹ vẫn chưa hiểu được liệu đây là một chiến lược tính toán kỹ lưỡng hay là một phần hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm từ phía Trung Quốc.

Đối với các sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ từng phục vụ trong những năm 1980 thì những gì Trung Quốc đang làm gợi nhớ lại chiến thuật của Nga trước đây. Đó là chiến thuật đối đầu của “Chú gà trên biển” (trong tiếng Anh Mỹ, chú gà là từ lóng để chỉ máy bay hạm) mà Nga áp dụng để ngăn chặn chiến hạm Mỹ tiếp cận quan sát các chiến hạm hoặc tàu trinh sát của Nga trên biển.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại khác Nga ở chỗ họ không chỉ sử dụng chiến thuật này mà còn đòi chủ quyền và kiểm soát các vùng biển như Biển Đông, mà theo luật pháp và các hiệp ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết thì họ chẳng có một yêu sách thực tế nào.


Trung Quốc thậm chí áp dụng chiến thuật này cả ở những vùng biển quốc tế, nơi không hề có tranh chấp nào và tạo ra những nguy cơ rất cao dẫn tới các vụ va chạm đắt giá hoặc chết người. Chính điều này đã khiến không ít người trong giới tướng lĩnh hải quân Mỹ đánh giá hành vi kiểu này là hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm của các sĩ quan hải quân Trung Quốc cộng thêm với thói ngạo mạn và liều lĩnh.Mặt khác, Trung Quốc áp dụng chiến thuật này một cách thiếu thận trọng hơn so với Nga. Người Nga sử dụng tàu chiến để cơ động và tạo ra các mối đe dọa, trong khi Trung Quốc thường xuyên sử dụng các tàu thương mại, đặc biệt là tàu đánh cá để làm điều tương tự.

Các nhà nghiên cứu lịch sử hải quân đã tìm thấy ở đây những mô hình điển hình. Đó là khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng lực lượng hải quân hiện đại đầu tiên theo kiểu của phương Tây vào cuối thế kỷ 19. Khi đó, lực lượng này cũng què quặt do nạn tham nhũng, thói kiêu ngạo và sự thiếu kinh nghiệm.

Chính điều đó đã khiến hải quân Trung Quốc thất bại trước một hải quân Nhật Bản hiện đại tương đương nhưng mẫn cán hơn và thực tế hơn. Nhật Bản sau đó thậm chí còn đánh bại Nga cả trên biển và trên đất liền vào năm 1905, một điều chưa từng có tiền lệ khi một quốc gia Đông Á đánh bại một quốc gia phương Tây.

Thế nhưng, tác giả bài viết này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc lại đang đi theo con đường của Nhật Bản sau đó, một con đường đưa Nhật Bản tới thất bại thê thảm.

Trong Thế chiến I, Nhật Bản đã tham gia phe Hiệp ước và nhanh chóng chiếm các thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương. Nhật Bản tiếp tục duy trì sự chiếm đóng này sau Thế chiến I, song lại cảm thấy mình chưa được tôn trọng một cách đầy đủ. Năm 1941, sự phẫn uất cộng thêm thói kiêu ngạo đã khiến Nhật Bản tấn công Mỹ và các nước từng là đồng minh trong Thế chiến I. Một kết cục thảm hại đối với Nhật Bản. Đó là bài học nhưng dường như không được thế hệ lãnh đạo hiện nay của hải quân Trung Quốc rút ra.

Dường như Trung Quốc đang có kế hoạch giành các lãnh thổ tranh chấp bằng chiến thuật “đánh chiếm và đàm phán”. Chiến thuật này có nghĩa là Trung Quốc nhanh chóng huy động lực lượng và đánh chiếm một lãnh thổ của Hàn Quốc hay Nhật Bản rồi đề nghị hòa bình.

Điều đó là có thể, song lại chứa đựng nguy cơ lớn khi phải đối đầu với một đối thủ như Nhật Bản vốn được huấn luyện tốt hơn, rất kiên quyết và nhiều kinh nghiệm trong tác chiến hải quân. Việc thất bại với chiến thuật này sẽ là một hậu quả thảm khốc đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn bị chính người dân trong nước không ưa bởi tham nhũng và khả năng quản lý yếu kém.

Theo tác giả bài viết, chiến thuật “đánh chiếm và đàm phán” có thể có tác dụng khi đối đầu với Philippines hoặc Việt Nam, song với một nước láng giềng cứng rắn có không quân và hải quân mạnh hơn thì việc áp dụng chiến thuật này là cực kỳ phức tạp có thể khiến Trung Quốc thất bại không thể chịu đựng nổi. Khi thất bại, Trung Quốc có thể đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng hành động này sẽ vượt quá giới hạn mà chưa có bất kỳ ai dám làm kể từ năm 1945 đến nay.

Bài viết kết luận rằng: “Trung Quốc đang chơi một trò chơi nguy hiểm mà theo giới phân tích Mỹ, ngay cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không hiểu hết được nó nguy hiểm như thế nào!”

Theo  ĐVO

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng