SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
Tuồng là loại hình sân khấu nghệ thuật lớn, là viên ngọc quý, là di sản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Từ hàng trăm năm trước cac triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là nhà Nguyễn đã đánh giá cao tầm quan trọng của của nhạc lễ và sân khấu trong việc tuyên truyền , giáo dục, nâng cao nhận thức thẩm mỹ và vẻ đẹp con người. Các vị vua triều Nguyễn đã hết sức chú trọng bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng đã trở thành một môn nghệ thuật trong cung đình.
Tại hội thảo, TS. Đinh Quang Trung đã phát biểu đề dẫn hội thảo về nghệ thuật Tuồng truyền thống và những thách thức trước nguy cơ mai một của nghệ thuật tuồng: ‘Nghệ thuật Tuồng thật đẹp và vô cùng quý giá, nhưng trước những biến đổi của xã hội , tuồng cũng như nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống khác đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức... Môi trường toàn cầu hóa có thể tạo ra nhiều lợi ích, song cũng đem lại thách thức đối với mỗi nền văn hóa. Trong bối cảnh mà mọi giá trị văn hóa đều có thể được tiếp cận đa chiều và tác động qua lại lẫn nhau thì sự phát sinh, phát triển hoặc thoái hóa, biến mất của một giá trị văn hóa nào đó là rất có thể...”.
Cũng tại đây, trong tham luận của mình, GS Hoàng Chương đã gửi đên hội thảo với đề tài Nghệ thuật tuồng trong đời sống văn hóa hiện nay, theo ông “để bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng phải cần có nhiều yếu tố, đó là “luôn luôn cáo những vở tuồng hay, có những diễn viên giỏi.. và một điều cực kỳ quan trọng nữa là phải đào tạo khán giả, phải biết mê hoặc khán giả bằng nghệ thuật tuyên truyền quảng bá tuồng... Như vậy có nghĩa là, tuồng muốn đi vào cuộc sống, muốn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng phải làm song song hai việc , một là xây dựng vở diễn thật hay, hai là tuyên truyền quảng bá nghệ thuật thật giỏi..”. Và ông đã kết luận trong tham luận của mình “Nghệ thuật tuồng sẽ sống mãi và sống mãi trong mọi thời đại nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy cho đúng”.
Cùng với TS. Đinh Quang Trung và GS Hoàng Chương, các nhà nghiên cứu Tuồng, các đạo diễn, nghệ sĩ đã lần lượt trình bày 8 tham luận trong 37 tham luận được gửi đến hội thảo với nhiều nội dung tập trung xoay quanh về nghệ thuật, kịch bản, thực trạng - giải pháp bảo tồn và hát huy nghệ thuật tuồng trong đời sống hiện nay. Đó là các tham luận: Thực hiện đề án Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn đến 2010 định hướng 2020 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là cơ sở để nghệ thuật Tuồng truyền thống bảo tồn và phát triển ( NSND Lê Tiến Thọ); Nghệ thuật Tuồng hiện nay- thực trạng và giải pháp (Ngô Quang Vinh); Về một khía cạnh trong Văn hóa nghệ thuật Tuồng (PGS. Tât Thắng); Hiện thực lịch sử cách mạng kháng chiến là mảnh đất màu cho nghệ thuật Tuồng phát triển (PGS. TS. Phạm Duy Khuê); Đi tìm giải pháp “cứu Tuồng” (Đạo diễn Vũ Tiến Thêm); Bảo tồn Tuồng truyền thống cần phối hợp nhiều phương án (PGS. TS. Lê Thị Hoài Phương); Để sân khấu Tuồng không bị đứt gãy trong tương lai ( Họa sĩ Đặng Mậu Tựu); Sân khấu Tuồng sẽ đi về đâu? (Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành); Đôi nét về thực trạng Tuồng hiện nay (Nguyễn Thị Thanh Phương); Bảo tồn Tuồng trong không gian văn hóa nghệ thuật Tuông ( Lương Thị Hoài Thi); Đào tạo cho nghệ thuật sân khấu Tuồng, những câu hỏi cần lời giải đáp (TS. Phạm Trí Thành)...
PV