Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Ra mắt phòng tranh Vĩnh Phối
07:24 | 18/07/2019

Chiều ngày 17/7, tại tư gia của gia đình cố họa sĩ Vĩnh Phối (12 Bạch Đằng, TP. Huế ), gia đình họa sĩ  đã tổ chức buổi buổi khai trương phòng tranh của họa sĩ Vĩnh Phối nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông.

Ra mắt phòng tranh Vĩnh Phối
Một góc phòng tranh của cố họa sĩ Vĩnh Phối

Phòng tranh đã giới thiệu đến công chúng 30 tác phẩm đã chỉnh chu về hình thức, số tranh còn lại đang được tập hợp, chọn lọc và sắp xếp theo chủ đề, chất liệu, phong cách… Không gian này là nơi lưu giữ, trưng bày những kỷ vật, tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu, kể cả những giai thoại mang tên Vĩnh Phối.

Dịch giả Bửu Ý chia sẻ những kỷ niệm một thời của mình với họa sĩ Vình Phối 


Họa sĩ Vĩnh Phối để lại gần 200 tác phẩm đánh dấu các giai đoạn sáng tác khác nhau, một số bức tranh sáng tác tại nước Ý, Pháp và Thụy Sĩ. Mạch sáng tác của ông liên tục, dứt khoát và trải dài cho tận cuối đời. Những tình cảm, trăn trở trong từng giai đoạn cuộc đời được ông giải bày và gửi gắm trong tác phẩm với trái tim thuần khiết, bất chấp thời cuộc

Dịch giả Bửu Ý cho hay: “ Họa sĩ Vĩnh Phối là một con người rất tài hoa, hào hoa, trọng bạn và là một người nghệ sĩ dấn thân. Anh không nề hà và không sợ sệt điều gì trong việc giảng dạy và hoạt động nghệ thuật của mình. Trong tranh của hoạ sĩ Vĩnh Phối, anh điều khiển nét cọ thường linh hoạt, thuần thục của một họa sĩ tưởng chừng như quá thông thuộc đường nét nên thường xuyên muốn tự làm khó mình”.

Chị Nguyễn Phước Huyền Trang (con gái họa sĩ Vĩnh Phối) chia sẻ về tâm nguyện của cha mình 


Được biết, trước đây đã có Gallery họa thất Vĩnh Phối, ông đã tạo được khoảng trời riêng tại ngôi nhà của mình. Chị Nguyễn Phước Huyền Trang, con gái họa sĩ Vĩnh Phối chia sẻ: “Tâm nguyện gia đình là muốn tạo một không gian lưu niệm về người cha của mình. Không gian này đón tất cả những người yêu nghệ thuật đến xem, nghiên cứu, trao đổi, tìm hiểu về đời sống nghệ thuật hay ôn lại những kỷ niệm về họa sĩ Vĩnh Phối. Qua đó, những giá trị sáng tạo của ông được lưu giữ, phát huy với những ý nghĩa nhân văn, thẩm mỹ sinh động như cha tôi hằng mong muốn”.

 

Phương Anh.

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng