Từ Ô Lâu đến Hải Vân
Khai mạc Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ Sử (1881-2011)”
23:47 | 19/06/2011
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Khai mạc Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ Sử (1881-2011)”
Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nguyễn Ngọc Thiện - UV TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Thanh Bình - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo... cùng đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh.

         Tư liệu về Đạm Phương Nữ Sử được công bố tại Hội Thảo

Đạm Phương Nữ Sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, tự là Quý Lương, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhâkinh đô Huế. Bà là cháu nội của vua Minh Mạng và là một nữ trí thức rất suất sắc trong thời đại của bà. Sinh thời, bà từng là chủ bút báo Phụ Nữ Tuần San (1929). Bà liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn nhất lúc bấy giờ như Nam Phong, Phụ Nữ Thời đàm, Hữu Thanh, Tiếng Dân và giữ mục Văn đàn bà trên Trung Bắc Tân Văn suốt 1918-1929… Đạm Phương Nữ Sử có nhiều bài báo, truyện ngắn, dịch thuật được công bố, trong đó chủ yếu là nội dung viết về phụ nữ. Bà tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 khi đang tản cư Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 tuổi.
 
 

Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
phát biểu tại Hội Thảo


Đạm Phương Nữ Sử có thể xem là người phụ nữ đầu tiên có tư tưởng mới, là một trí thức tiêu biểu có tầm nhìn sâu rộng. Hoạt động văn hóa của bà bao quát trên nhiều lĩnh vực: đấu tranh cho nữ quyền, lấy trung tâm là phụ nữ và nhi đồng, cải cách giáo dục, tiếp thu cái mới và giáo dục toàn diện cả về nhân cách, tri thức và tâm hồn; Đạm Phương Nữ Sử còn là người sáng lập ra Nữ Công Học Hội, là người khai sinh ra ngành nghiên cứu tuồng; Bà còn là một nhà nghiên cứu Phật học và văn hóa tâm linh.  

Các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo với 42 báo cáo khoa học, chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban Văn hóa, Giáo dục gồm 24 báo cáo khoa học và Tiểu ban Văn hóa, Báo chí gồm 18 bảo cáo. Nội dung chủ yếu của các báo cáo tập trung phân tích, đánh giá về tiểu sử, gia thế, con người và sự nghiệp của Đạm Phương với tư cách là người hoạt động tích cực về các phương diện văn hóa - xã hội như đấu tranh nữ quyền, thành lập và điều hành Nữ công Học hội, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo tuồng; đánh giá về tư tưởng canh tân yêu nước và đóng góp cho cách mạng. Cũng thông qua việc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho các báo cáo khoa học trong hội thảo, hậu duệ của bà Đạm Phương là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã công bố hơn 500 trang tư liệu mới về Đạm Phương Nữ Sử.

Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thống nhất việc đánh giá, nhìn nhận tổng quát và toàn diện về Đạm Phương Nữ Sử, thấy rõ những đóng góp của bà cho cách mạng Việt Nam cũng như trong công cuộc phổ biến tri thức, phong trào giải phóng phụ nữ, cải cách giáo dục cho nhi đồng. Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ mong muốn, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ Việt Nam và gia đình Đạm Phương Nữ Sử tiếp tục nghiên cứu, có những đề xuất với Đảng, Nhà nước để ghi nhận những công lao, công hiến của bà.

PV



                       






























 
Các bài mới
Các bài đã đăng