(SHO). Chiều bên sông Hương,cầu phú xuân cong cong như chiếc lượt ngà vắt qua đôi bờ sông, lăng tẩm mờ mờ trong sương xanh. Bên bờ sông Hương, ngồi ở quán cà phê Lộng Gió, ngắm dòng nước lững lờ, dòng nước cứ dùng dằng, dùng dằng không chảy, và âm nhạc cô ca sỹ trẻ, trộn lẫn không gian êm đềm với Huế và tôi.
Chiều bên sông Hương,cầu phú xuân cong cong như chiếc lượt ngà vắt qua đôi bờ sông, lăng tẩm mờ mờ trong sương xanh. Bên bờ sông Hương, ngồi ở quán cà phê Lộng Gió,ngắm dòng nước lững lờ, dòng nước cứ dùng dằng, dùng dằng không chảy, và âm nhạc cô ca sỹ trẻ, trộn lẫn không gian êm đềm với Huế và tôi.
Tôi người Bình Định, làm rể Huế.
“Học trò Bình Định đi thi
Thấy cô gái Huế chân đi không rời”.
Tà áo dài của cô nữ sinh trường Đồng Khánh đã se sắt lòng anh học trò nghèo xứ Quảng, Bình Định đi thi. Mối duyên mặn mà của câu ca cũ, ba mươi năm là cả một chặng đường dài, ngày ấy , bây giờ lâu ơi là lâu, nhớ ơi là nhớ. Uống nước dòng sông Hương chưa nhiều nhưng tôi vẫn mạo muội là người con xứ Huế, các con tôi vẫn luôn tự hào mang trong người dòng máu đất Thần Kinh
Nhà vợ tôi ở trong Thành nội nên có nhiều dịp đi về qua của Thượng Tứ hoặc cửa Ngăn. Đi qua cửa nào cũng choáng ngợp màu xanh, hàng cây cổ thụ như đón chào quý khách. Ta có thể nào đếm từng cây, sờ từng cây, sờ những u sần nhiều góc cạnh của cây phượng cây me cây đa rủ bóng xuống thời gian, những chứng tích của những đổi thay hưng phế, con người mỗi lúc một già nhưng hàng cây bên những con đường vào thành nội mãi mãi tươi xanh, những con đường đã đi vào tâm thức Huế, này là đường phượng bay(Đoàn Thị Điểm) đường hàng me(Phạm Ngũ Lão) đường bằng lăng(Lý Thường Kiệt)… Tôi đi giữa hai hàng cây xanh, đếm bước trên từng viên đá cũ, nghe hàng cây xào xạt gió mà ngở như đâu đây tiếng vó ngựa dập dìu của vương tôn công tử, nào kiệu hoa muôn hồng nghìn tía các nàng công chúa lá ngọc cành vàng.
Qua cửa Thượng Tứ là tôi chạnh nhớ món chè Huế, ở đó người ta bán đủ loại chè, xoong nồi cứ bày lấn cả vĩa hè, mỗi lần về Huế tôi cứ đến đó để thưởng thức món chè rất đắc trưng xứ Huế. Nhưng nay có còn đâu, gian hàng chè của ngày xưa nay là showroom, nhà nghỉ, salon xe máy. Chè ở trước cổng Thương Tứ bây giờ bị đẩy ra đường, gánh tòng teng theo từng dãy phố, này là chè hạt sen,chè đậu xanh, bột lọc nước dừa. Cô bán đôn đả mời chào,khách ngồi xà bên đường, bên cái ghế nhựa vừa là bàn vừa là ghế, một ly chè hạt sen làm tan nhanh cái khát ban trưa.. Ở mỗi con đường thành nội, con đường của phố xá, hàng quán ,cà phê vĩa hè, đủ cả, bất cứ chổ nào còn trống là có thể trở thành hàng quán có người bán lẫn người mua. Cảnh mua bán không như ngày xưa của các mệ, các o, cái dịu dàng kín đáo, lặng lẽ trong tà áo dài, chiếc nón rất Huế . Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng(thơ Thu Bồn) mà là chiếc mũ bảo hiểm như mọi nẽo đường trên đất nước. -Ai mua chè đậu xanh nước dừa đường cát”khô ..n”?
-Xôi nóng
-Bánh bao nóng.
Tiếng rao của người bán hàng rong dội vào buổi sáng còn ngái ngủ, và còn lanh lảnh đến khuya.. Người bán chỉ là cái thúng mẹt, đèo sau cái baga xe đạp, hay là quang gánh kẽo kịt trên vai rão khắp mọi nẽo đường trong thành nội.
-Anh ăn chi?
Tôi ghé vào hàng quán ven đường, quán bán bánh canh kiêm cà phê buổi sáng, tô bánh canh cua giả nhuyễn bốc khói lẫn củ hành tây xắt mõng ,lá hẹ lòa xòa trong màu đỏ lựng của ớt, và vào miệng rồi hít hà. Dân Huế mà, dịu dàng mà cay lắm đấy!
Chị tôi, người còn giử nhiều nét đặc trưng người đàn bà xứ Huế, dịu dàng ,kín đáo, ít khoa trương không ham vật chất, hay lam hay làm, luôn tần tảo vì chồng con. Tôi đã từng gặp nhiều người Huế như chị, họ có những nét rất dễ nhận biết dù ở bất cứ đâu.
-Bao nhiêu ấy chị?
-Tám ngàn, năm ngàn tô bánh canh, ba ngàn cà phê đá.
-Ôi , rẻ thế?
-Quán bình dân mà, rẻ nhưng ế mô! .Cô ta nói thế nhưng quán không ế chút nào bởi có nhiều thực khách chợt đến chợt đi như tôi. Năm ngàn hoặc tám ngàn cũng đủ ấm lòng buổi sáng cho những kẻ ít tiền đất thần kinh.
Tôi đi nhiều con đường, những ngôi nhà cũ kỹ nhạt nhòa ,lặng lẽ khép kín, cái vốn cũ chừng đã hao hụt nhiều, quy luật của đời mà!. Phía trước nhà là hàng dậu rào bằng cây ngâu luôn được tỉa tót thẳng đều, mặt tiền gian nhà có bức bình phong in chữ phúc, mái lợp ngói vảy cá, nhìn vào trong những cánh cửa gổ nền nả mang dáng dấp của ngày xưa, bên cạnh là ngôi nhà hai mê hiện đại. Có lẽ chủ nhân ngôi nhà không nở phá đi nền nếp cũ, muốn giử gìn, níu kéo lại hơi hướm của người xưa chăng? Nhìn ngôi nhà cũ im lìm, khép nép lòng tôi chạnh niềm hoài vọng, nỗi nhớ về một thời quá vãng.
Ghé vào quán cóc bên đường, bên góc tường rêu phong cổng thành cửa Thượng Tứ. Quán cà phê không tên, dăm ba cái ghế nhựa, bàn cũng là ghế, ghế cũng là bàn, ly cà phê ba ngàn, nhâm nhi tiếng hát từ đâu vọng lại. Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên em, chiều rơi rơi, trời chợt mưa chợt nắng như những con người không tên cứ đến rồi đi, không quen mà cũng chẳng lạ. Trời cuối thu rơi nhiều lá phượng, lá vô tình rơi mà chạnh nghe lòng mình nơi đáy cốc. Thành Nội đâu đó vẫn còn gìn giử nhiều nền nếp cổ kính rất riêng, còn đậm nét nghĩa tình làng xóm . Ra khỏi cửa Thượng Tứ là thế giới muôn sắc màu phố thị.
Festival hotel Huế, cánh cổng chênh vênh, các cô gái Huế đẩy đưa đưa đẩy, ly bia sủi bọt sóng sánh như dòng sông Hương đang mùa nước nổi bởi những cơn mưa đầu mùa dập dềnh những lá cùng cây. Buổi tối Huế mới đẹp và thơ mộng, ánh đèn chiếu rọi hàng cây đôi bờ sông Hương khoác bộ áo điệu đàng muôn màu sắc, màu trời ,màu nước và màu của những đôi môi cập kề kẻ yêu nhau. Thành quách, lăng tẩm, đền đài uy nghi, trầm mặc lặng nhìn bao cuộc rong chơi.
nguyễn thanh sơn