Chuyện Cố đô
Giải mã hòn đá "biết đi" và “khử tà quỷ”

Đó là hòn đá to, có chiều cao khoảng gần 1m nằm án ngữ ngay bên dòng sông Bồ, đoạn long mạch chảy qua làng An Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế, có niên đại hàng trăm năm tuổi được thế hệ lập làng dựng lên để thờ cúng nhằm mục đích trấn nước "khử tà ma, thuỷ quái".

Bản đồ “ biết chạy”!

Ở Huế trước có điện Cần Chánh là nơi làm việc của triều đình, đã bị cháy. Từ lâu người ta muốn khôi phục điện Cần Chánh, mặc dù các nghệ nhân rất giỏi, rất nhiều, kể cả trong nước lẫn nước ngoài, nhưng việc tái hiện lại điện Cần Chánh vẫn bế tắc. Tài liệu ghi chép và hình ảnh về công trình còn lại rất ít.

Thừa Thiên-Huế: Nhiều di tích đang chờ trùng tu

Năm nay, Chính phủ dành khoản 90 tỷ đồng để trùng tu các di tích xuống cấp nghiêm trọng ở quần thể di tích cố đô Huế. 

Làng lưu giữ nhiều văn bản Hán - Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Ngoài hồ sơ Châu bản triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới thì hiện ở một số ngôi làng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế, vẫn còn lưu giữ các văn bản Hán – Nôm có từ thời vua chúa nhà Nguyễn liên quan đến vấn đề chủ quyền vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Và sau hơn 255 năm, đến nay làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) vẫn còn gìn giữ những tư liệu lịch sử quý giá như thế.

 

Huyền bí hoa ngải ở đèo Hải Vân

Vào cui mi mùa xuân, t trên vùng núi Hi Vân cao ngt, gió thi rng xung mt bin mt loi hoa ngi thn bí mà loài cá nào ăn lá y s được hóa thành rng…

Bí ẩn trong ngôi mộ "hoạn quan" họ Phạm

Không nằm trong khu lăng mộ chuyên dành cho các vị thái giám, ngôi mộ của một thái giám họ Phạm được người dân thờ phụng, tôn làm thành hoàng với nhiều bí ẩn chưa lý giải.

11 chiếc ấn rồng vàng tinh xảo của triều Nguyễn

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý. Tại chái đông điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) vào ngày 18/5 đã diễn ra triển lãm "Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính". Những chiếc ấn quý y như thật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã cho người xem nhiều bất ngờ.

Hoang lạnh khu mộ địa thái giám với cái chết khác người

Khu mộ địa nhỏ bé, trầm mặc nằm một góc trong khu vườn chùa Từ Hiếu, thuộc thôn Dương Xuân, xã Hương Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Cờ giải phóng bay trên ngọ môn

Nhiều năm nay, ngôi nhà số 37 đường Phùng Hưng (TP Huế) của Đại tá Huỳnh An (88 tuổi), nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Phú Xuân (Trung đoàn 6, Trung đoàn AHLLVTND) là điểm đến của nhiều thế hệ trẻ muốn tìm hiểu về lịch sử TT-Huế. Trong câu chuyện về những đồng đội đã ngã xuống, ông luôn nói đến một ước nguyện: xây bia Chiến tích của Trung đoàn Phú Xuân. Và, năm 2013 tâm nguyện của ông đã thành hiện thực: Nhà bia Chiến tích của Trung đoàn 6 được khánh thành tại Sân bay Tây Lộc (Huế) do Ban liên lạc của Trung đoàn cùng chính quyền địa phương xây dựng. Nhà bia Chiến tích là công trình tưởng niệm, tri ân hơn 12.000 anh hùng, liệt sĩ của Trung đoàn đã anh dũng chiến đấu hy sinh qua các thời kỳ.

Người bị “chôn sống” 724 ngày đêm tại tử ngục Chín Hầm


"Mỗi hầm có một lỗ thông hơi nhỏ, sâu hun hút, nồng nặc uế khí, cả đêm lẫn ngày đều tối đen, mùa đông lạnh cóng, mùa hè nóng hầm hập. Người tù coi như bị chôn sống dưới huyệt hàng trăm, hàng nghìn ngày đêm, không bao giờ được bước ra khỏi cửa chuồng, không được ra ngoài đi vệ sinh…" - Đó là những hồi ức không thể nào quên của Đại tá Nguyễn Minh Vân, Cục tình báo, Bộ Quốc phòng - 1 trong 3 người còn sống sót sau ngày chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ năm 1963.
 

Xót lòng lăng một vị vua triều Nguyễn

Du khách khi đến Huế sẽ thật khó để tìm ra lăng vua Hiệp Hòa - một trong 13 vị vua Triều Nguyễn, ông vua chỉ nắm giữ ngai vàng trong vòng 4 tháng. Bởi lẽ lăng của ông chỉ như mộ của biết bao người dân bình thường khác.

Khu du lịch sinh thái từ nhà tù Chín Hầm

Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 6km về phía Tây Nam, dưới chân núi Thiên Thai thuộc phường An Tây. Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra khu vực này chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà lính gác trên đỉnh đồi. Đây vốn là kho vật liệu, vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941 bằng bê tông cốt sắt.

Chuyện mẹ chồng nàng dâu của Nam Phương hoàng hậu

Tuy là một phụ nữ nết na và rất biết cách ăn ở, trong thời gian sống ở Hoàng thành Huế, bà hoàng hậu cuối cùng của nước Việt cũng gặp phải những vấn đề mẹ chồng nàng dâu như ai

Sự thật cuộc gặp định mệnh giữa Bảo Đại và Nam Phương

Quyết lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại khi về Huế đã chống lại cuộc hôn nhân được hoàng tộc sắp đặt. Nhà vua lớn tiếng: “Lấy vợ cho tôi hay cho triều đình?”. 

Hai sắc phong của vua Nguyễn được trả giá gần 100 triệu

Một người đang lưu giữ hai sắc phong có giá trị và đã từ chối bán khi được trả giá gần 100 triệu đồng.

 

Thú vui của "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn

Do có cha từng là quan đại thần triều Nguyễn, nên tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn cũng như những người anh em ruột của mình đều được trải qua trong sự giàu sang, nhung lụa. Khác với những người anh em ruột của mình, từ nhỏ Ngô Đình Cẩn cũng được gia đình cho đi học ở trường dòng Pellerin Huế, thế nhưng, vì bản tính nghịch ngợm, ham chơi hơn học nên đến năm lớp 3, Ngô Đình Cẩn bị cái nhọt to bằng nắm tay mọc ngay trên đỉnh đầu gây chảy mủ rất hôi hám nên phải nghỉ học.

Kỳ thư về phục trang hoàng tộc Việt Nam

"Đây là bộ tranh chính xác nhất về phẩm phục được phát hiện cho đến nay." - nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết. 

Câu chuyện về đất Kim Long cát tường của chúa Nguyễn

Là một cuộc đất cát tường về mặt phong thủy, Kim Long được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong suốt nửa thế kỷ. Là một cuộc đất “sơn thủy hữu tình”, Kim Long còn nổi tiếng có nhiều mỹ nhân, mà đến nay hãy còn để lại câu ca: “Kim Long có gái mỹ miều – Trẫm thương trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi”…50.

Con “ngựa hóa rồng” ở Huế

Đã từ rất lâu, hình tượng Long mã đã đặc trưng cho văn hóa tâm linh ở Cố đô Huế. Bởi thế nên logo Festival Huế cũng có hình tượng của một con Long mã. 

Đầu năm Ngọ, nói chuyện ngựa chốn Cố đô

Sau khi nhà Nguyễn cáo chung, tiếng lóc cóc của vó ngựa một thời trong hoàng thành Huế đã đi vào quên lãng. Có lẽ vậy, nên khi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) đầu tư, tái hiện lại hình ảnh xe ngựa nhân dịp Festival Huế 2010 để phục vụ khách du lịch, thì tất cả chuyện ngày xưa như chợt tràn về dưới từng cung điện, góc thành rêu phong của cố đô xưa. 

Trang 2/4
1 23 4