Sân khấu Huế
La Cẩm Vân và đoàn múa hát truyền thống Huế
09:39 | 13/06/2022

VƯƠNG HỒNG HOAN

Tháng 1 năm 1993 La Cẩm Vân được nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Tin vui đó thực sự gây xúc động đối với khán giả cùng bạn bè, đồng nghiệp lâu nay vốn mến mộ tài năng của nữ nghệ sĩ.

La Cẩm Vân và đoàn múa hát truyền thống Huế
NSƯT La Cẩm Vân trong một chương trình múa cung đình lớn ở Huế - Ảnh tư liệu do gia đình nghệ sĩ cung cấp (Đại Dương/Dân Trí)

Sinh ra và lớn lên ở Huế, (Sinh ngày 28 tháng 9 năm 1952) La Cẩm Vân sớm kế tục sự nghiệp hát tuồng và múa hát cung đình của cha là nghệ nhân La Cháu. Mới 8 tuổi, Vân đã vào lớp đào tạo diễn viên của Đoàn múa hát truyền thống để học. Nhờ sự dạy dỗ tận tình của nghệ nhân La Cháu, cô giáo Nguyễn Thị Liễu và bạn bè đồng nghiệp sau 5 năm học tập Cẩm Vân đã trở thành một diễn viên của đoàn với những vai diễn xuất sắc. Tháng 4.1975 cùng với nhiều diễn viên khác trong Đoàn, La Cẩm Vân sớm bỏ qua khoảng cách, sự mặc cảm ban đầu của một diễn viên có tài được đào tạo trong xã hội cũ. Chị đã đến với cuộc sống mới, đồng nghiệp mới, chan hòa cởi mở và La Cẩm Vân đã được ngọn gió mới của Văn nghệ cách mạng chắp cánh cho chị đi xa trong chặng đường hoạt động văn hóa nghệ thuật của mình. Từ năm 1984 đến năm 1988 La Cẩm Vân đảm nhiệm trọng trách của một phó đoàn và sau đó là trợ lý chỉ đạo nghệ thuật. Từ năm 1989 đến nay chị là trưởng đoàn của Đoàn múa hát truyền thống.

Gần 30 năm làm nghệ thuật vừa là diễn viên, vừa là cán bộ lãnh đạo, La Cẩm Vân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Không hiểu sức mạnh nào đã giúp người phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn, đôi mắt xanh đen với nụ cười hiền lành, giọng nói êm dịu đó vượt qua được nhiều thử thách gay go trong những năm Huế vừa giải phóng. Lúc bấy giờ do có một số quan niệm cho rằng "Đoàn múa hát truyền thống sinh ra chỉ để phục vụ quan lại vua chúa thời xưa..." hoặc "nên bổ sung một số tiết mục cho mới lạ...'' Vì vậy số buổi biểu diễn của Đoàn tại các rạp trong thành phố được phân bổ rất ít, lượng khán giả thưa thớt, doanh thu thiếu hụt. Có thời gian dài Đoàn phải tạm gác lại chương trình múa hát chỉ biểu diễn các vở tuồng. Quản lý một đoàn nghệ thuật trong điều kiện như vậy lại thêm những khó khăn riêng của gia đình, La Cẩm Vân vẫn đứng vững và vượt qua. Tiếp thu một đoàn nghệ thuật với những chương trình biểu diễn mang bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, La Cẩm Vân không tự bằng lòng tất cả. Các điệu múa truyền lại từ bao đời lần lượt được chỉnh lý trỏ nên gần gũi hấp dẫn người xem. Nâng cao nghệ thuật và nội dung tư tưởng trong các điệu múa cung đình, chỉnh lý cải biên cũng cần phải giữ được bản sắc dân tộc luôn là ý nguyện của Vân và chị đã làm được điều đó. Vài năm gần đây khi bộ môn múa hát truyền thống được quan tâm, ưa chuộng, La Cẩm Vân cùng các diễn viên vẫn không quên củng cố lại các vở tuồng. Trong liên hoan tuồng toàn quốc do Bộ Văn hóa Thông Tin tổ chức tại Huế, (tháng 8.1993) Đoàn tham dự 7 trích đoạn tuồng (Trại Ba Lăng Trướng và níu áo", "Quan công cử binh", "Địch mẫu biệt Kim Liên", "Châu Xương thủy chiến Bàng Đức", "Thạch Hoài thi lở", "Nghi Xuân Tiến Lực”, "Mạnh Lệ Quân cưới vợ" và đã được tặng 3 giải đặc biệt (nghệ nhân La Cháu, nghệ nhân Nguyễn Thị Liễu, nghệ sĩ ưu tú La Cẩm Vân), 1 huy chương vàng (La Thanh Hùng), 4 huy chương bạc (Hoàng Nguyên, Bạch Hạc, Thu Thủy, Thu Vân) cùng 4 giải khuyến khích cho các diễn viên khác.

Không tự bằng lòng với thành quả lao động, say mê sáng tạo nghệ thuật đó là bản chất đáng quý ở Cẩm Vân. Các vở tuồng "Phạm Công Cúc Hoa", "Mười năm chuyện cũ", "Đoạn trường tình hận" do chị viết, "Chuyện tình của một Vương phi" và một số điệu múa do chị chuyển thể, cải biên có những thành công đáng kể. Quản lý một đoàn nghệ thuật có số lượng diễn viên khá đông (40 diễn viên trong đó có 18 diễn viên trong biên chế còn lại là hợp đồng) trách nhiệm của La Cẩm Vân thật nặng nề. Năm 1989 khi tỉnh Bình Trị Thiên chia ba cũng là lúc tư tưởng của nhiều diễn viên có quê ở Quảng Bình, Quảng Trị dao động bởi người ở, người đi. La Cẩm Vân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất nơi ở, việc làm để họ yên tâm. Là một diễn viên tài năng, một cán bộ lãnh đạo, La Cẩm Vân vẫn luôn khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến góp ý của các diễn viên có kinh nghiệm trong các buổi duyệt vở. Chị luôn kề vai sát cánh cùng các diễn viên như La Hoàng Nguyên, Trần Đại Dũng, Võ Nguyên Thanh, Lê Đăng Thuận, Lê Văn Lưu, Trần Hạnh, Thu Thủy, Bạch Hạc, Chánh Huế, Diệu Hy... tạo nên một sự thống nhất, bền vững trong lao động nghệ thuật và xây dựng Đoàn ngày càng vững mạnh. Ngoài những công việc đã làm ở Đoàn, La Cẩm Vân còn tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử múa cung đình, vũ đạo múa, vũ đạo tuồng... ở trường Trung cấp văn hóa Tỉnh. Đã qua rồi những năm Đoàn lao đao, lận đận nơi làm việc, đối tượng phục vụ. Vài năm gần đây Đoàn thường xuyên biểu diễn phục vụ khách trong và ngoài nước đến thăm Huế. Hầu hết các tiết mục của Đoàn rất được người xem ưa thích. Đối với khách nước ngoài chương trình biểu diễn của Đoàn là món ăn tinh thần thú vị, mang đậm bản sắc Huế, cũng nhờ vậy doanh thu của Đoàn đã bảo đảm được đời sống của anh chị em diễn viên. Hàng năm, vào khoảng tháng 9, tháng 10 Đoàn đã hoàn thành định mức biểu diễn trong năm. Tiếp tôi ở trong ngôi nhà 24 Đoàn Thị Điểm - Thành nội Huế - vừa mới được sửa sang, La Cẩm Vân tâm sự: "Đoàn bây giờ tạm ổn định nơi làm việc, phòng tập, nhạc cụ, phông màn, quần áo và các trang thiết bị cần thiết. Sở dĩ được như vậy là nhờ sự quan tâm của Ban Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, của Cục Âm nhạc và Múa, Bộ Văn Hoá Thông Tin. Điều mà La Cẩm Vân và anh chị em diễn viên ước mong, hy vọng cấp trên của ngành văn hóa và chính quyền tỉnh sắp tới đầu tư cho đoàn một xe ca khác để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Hiện Đoàn đang sử dụng một xe ca quá cũ không thể sửa chữa được nữa.

Để bạn đọc Sông Hương hiểu hơn về Đoàn múa hát truyền thống và nghệ sĩ ưu tú La Cẩm Vân tôi có hỏi thêm chị một vài điều mà chị đã chuẩn bị trước.

1. Vương Hồng Hoan: Đoàn múa hát truyền thống là một đoàn nghệ thuật đặc biệt. Xin chị cho biết những nét đặc sắc ca Đoàn nghệ thuật này?

La Cẩm Vân: Rất cảm ơn chị đã lưu ý đến đoàn và tôi tin rằng qua bài viết của chị đoàn chúng tôi sẽ được giới thiệu với bạn đọc Sông Hương. Nếu nói là một đoàn nghệ thuật đặc biệt có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong cách nhìn nhận, duy trì, đào tạo, đầu tư và phát triển. Còn đặc sắc hay không thì phải còn nhiều thời gian để làm và nói bằng tiếng nói của nghệ thuật. Tuy nhiên trách nhiệm của Đoàn được giao hơi quá nặng đối với lực của Đoàn hiện có vừa biểu diễn phục vụ theo kế hoạch năm, vừa sưu tầm phục hồi lại vốn nghệ thuật ca múa nhạc Cung đình Huế - Tuồng Huế, trong đó gồm:

* Ca Huế: (Ca nhạc thính phòng)

* Múa Cung đình: (Những điệu múa kế thừa từ lâu đời, đã từng bước hoàn chỉnh và chuyển phục vụ trong Cung đình trước đây)

* Âm nhạc: Lễ nhạc, thần nhạc, giáo nhạc, dân nhạc v.v...

* Tuồng Huế: Gồm các trích đoạn Tuồng mẫu mực mang phong cách Huế. Tuy hình thức, phong cách, phục trang, âm nhạc v.v... mang tính nghi thức phục vụ Triều đình trước đây. Nhưng nội dung và qua biểu hiện tổng hợp của nghệ thuật, Đoàn chúng tôi đang được sự theo dõi và phục vụ tốt cho đa số đối tượng khán giả trong nước và khách Quốc tế với những tiết mục đậm nét bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc.

2. V.H.H: Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, chị đã trưng thành và luôn gắn bó với Đoàn. Chị hãy kể cho bạn đọc Sông Hương những nét chính về quá trình hoạt động nghệ thuật mà chị đã tri qua. Vài kỷ niệm vui buồn mà chị nh nhất?

L.C.V: Sinh ra và lớn lên ở Tả vu Đại nội Huế trong một gia đình nghệ thuật, bên cạnh Đoàn Ba Vũ (nay là Đoàn nghệ thuật truyền thống Tỉnh) âm nhạc, lời ca điệu múa là những ấn tượng đẹp nhất của tuổi ấu thơ. Để rồi đã dẫn dắt và khẳng định cho mình một hướng đi của nghề nghiệp. Biết bao nhiêu gian khổ? thăng trầm tôi vẫn quyết không rời Đoàn và luôn luôn trau dồi nghệ thuật truyền thống. Tôi buồn nhất là lúc nghe tin Đoàn có thể không tồn tại, buồn nữa là mỗi đợt đi biểu diễn xa, có những đêm vắng khách, hoặc trời mưa v.v... tay run run tẩy xoá đi khuôn mặt nhân vật mình sẽ diễn, nhìn các bạn buồn xo không ai nói với ai một lời nào... Tự dưng tôi không cầm được nước mắt. Còn niềm vui thì tản mạn quá, nhiều quá. Bởi vì nếu không có niềm tin vui thì làm sao theo được nghệ thuật nhưng có lẽ niềm vui hiện nay là lớn nhất, khi bộ môn múa hát truyền thống được phổ cập hơn, được quan tâm chăm lo hơn. Đôi lúc tôi cứ tưởng như mình nằm mơ một giấc mơ tuyệt vời.

V.H.H: Trước năm 1975 Đoàn múa hát truyền thống nói chung và bn thân chị hoạt động nghệ thuật như thế nào?

L.C.V: Trước năm 1975 Đoàn chỉ phục vụ khách Quốc tế. Còn tôi là một diễn viên chính tương đối khá với bộ môn nghệ thuật này. Sau năm 1975 tôi thấy mình có nhiều sáng tạo hơn trong biểu diễn và làm được nhiều việc có ích cho bộ môn nghệ thuật truyền thống Huế.

V.H.H: Từ những năm đổi mới (1986-1993) đến nay Đoàn đã có những hoạt động khi sắc như thế nào để đáp ứng nhu cầu đi mi của xã hội?

L.C.V: Những năm đầu thực hiện chủ trương đổi mới là những năm khó khăn nhất của Đoàn trong hoạt động biểu diễn. Nếu phương hướng chỉ đạo nghệ thuật của Đoàn không vững tôi nghĩ đến bây giờ đã lai căng một cách đáng sợ để doanh thu kiếm sống. Trước yêu cầu chung của đất nước về sự đổi mới, tôi nghĩ văn hóa nghệ thuật phải khẳng định được bản sắc dân tộc đề phòng sự đồng hóa về lĩnh vực này, đồng thời tìm biện pháp cụ thể nhất để giới thiệu rộng rãi nghệ thuật đặc trưng truyền thống của dân tộc.

V.H.H: Theo chị cuộc sống hiện nay của riêng chị và của các diễn viên trong Đoàn như thế nào?

L.C.V: Cuộc sống của gia đình tôi hiện nay có khá hơn so với các năm 1975 - 1980 riêng tôi có thu nhập thêm về sáng tác, biểu diễn, giảng dạy, nên không còn xin tiền ông xã để tiêu vặt và may sắm. Còn anh chị em trong Đoàn thời gian gần đây có giành dụm được nhờ Đoàn biểu diễn nhiều.

V.H.H: Những tiết mục từ trước đến nay và hiện tại Đoàn đang dàn dựng? Triển vọng của nó trong thời gian ti?

L.C.V: Những tiết mục biểu diễn của Đoàn từ trước đến nay vẫn tiếp tục biểu diễn được và còn hiệu quả lâu dài (tất nhiên phải sửa chữa nhỏ)

V.H.H: Sau khi nhận danh hiệu NSƯT chị có những suy nghĩ về vị trí vai trò của người nghệ sỹ trong cuộc sống hiện nay?

L.C.V: Tôi luôn suy nghĩ phải cố gắng hơn trong nghề nghiệp, dê’ thực sự đóng góp sức mình cho nghệ thuật nói riêng, cho sự nghiệp giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống nói chung.

Còn vị trí hoặc vai trò của người nghệ sỹ, theo tôi chỉ thực sự tồn tại và có giá trị khi các tiết mục và các vai diễn của mình được khán giả công nhận, thương mến và nhắc nhở.

V.H.H: Xin cảm ơn chị.

V.H.H
(TCSH60/02-1994)

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng