Thế giới sắc màu
Nghệ thuật phê bình sinh thái
09:11 | 11/05/2018

KHẢ HÂN

Trong khoảng những năm 1990, càng ngày hướng tiếp cận liên ngành với mục đích tiến hành diễn giải về các khía cạnh văn hóa trong sự đăng đối với sinh thái và môi trường theo một viễn tượng phê phán bắt nguồn từ bên ngoài lịch sử nghệ thuật truyền thống đã dần dần tạo được tiếng nói ngày một hoàn chỉnh hơn, đó chính là nhánh nghệ thuật phê bình sinh thái.

Nghệ thuật phê bình sinh thái
Tác phẩm "Nhìn từ đỉnh núi Holyoke, Northampton, Massachusetts, sau một cơn mưa giông" của Thomas Cole, 1836 (sơn dầu trên bố)

Loại hình nghệ thuật này nhấn mạnh đến sự kết nối có tính sinh thái và mức độ bình đẳng của môi trường trong sự diễn giải văn hóa và nói rộng ra là sự diễn giải tinh thần của chúng ta. Nó nhấn mạnh đến sự xếp chồng lên nhau của con người, sự vật tự nhiên lẫn nhân tạo, nguyên vật liệu tự nhiên lẫn các tác phẩm sáng tạo của con người ở trong một mạng lưới của những mối quan hệ cùng các tác động lịch sử.

Tác phẩm Tôi thích nước Mỹ và nước Mỹ thích tôi của Joseph Beuys, 1974 (nghệ thuật trình diễn)


Nghệ thuật gia người Mỹ, Robert Smithson cho rằng một khi kinh tế xa lánh thế giới thì nó sẽ trở nên đui mù trước các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và lúc này đây nghệ thuật có thể trở thành một nguồn tài nguyên như thế, làm trung gian giữa nhà sinh thái và nhà công nghiệp, nghệ thuật có thể đề ra một quan hệ biện chứng giữa cả hai phía.

Theo lý thuyết gia Timothy Morton, nghệ thuật là có tính sinh thái trong chừng mực nó được tạo ra từ các nguyên liệu và hiện hữu ở trong thế giới, ví dụ, nó hiện hữu như một bài thơ ở trên trang giấy được làm ra từ cây cối, thứ mà bạn đang cầm trên tay khi ngồi trên ghế trong một căn phòng của một ngồi nhà nào đó có nguồn gốc từ một ngọn đồi thuộc vùng ngoại ô của một thành phố bị ô nhiễm.

Tác phẩm Làn da của Trái đất của El Anatsui, 2007 (nhôm và dây đồng)


Trong sự hình dung của nhà điêu khắc William Rush thì tự nhiên như là một sự kiến tạo có tính con người một cách uyên nguyên, hoàn toàn dính líu đến các giá trị và giả định của chúng ta, thậm chí một bức tranh còn được xem như là một thế giới không có con người chứ không hẳn như là một điều tưởng tượng đơn thuần hay không có thật của chúng ta.

Năng lực “gây xáo trộn” của nghệ thuật có được khi túm lấy vấn đề động vật, đó chính là cách nghệ sĩ Steve Baker nhận định nhằm để biện hộ cho một hình thức sinh thái học không thể thuyên giảm của nghệ thuật đồng thời chỉ ra cái mà người ta xem như là những đường hướng nghiên cứu khẩn thiết nhất đối với lịch sử nghệ thuật phê bình sinh thái trong giai đoạn hiện nay.

K.H.
(TCSH350/04-2018)





 

 

Các bài mới
Gặp gỡ (31/12/2019)
Các bài đã đăng