Người Huế
Thúc Tề - một đời thơ đơn côi
14:45 | 30/07/2014

ĐOÀN XANH 

Nhà thơ, nhà báo Thúc Tề bị Pháp thủ tiêu khi mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau, bí mật được phát lộ, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công.

Thúc Tề - một đời thơ đơn côi
Di ảnh nhà thơ liệt sĩ Thúc Tề

Quê hương yêu du

Tôi về làng Mỹ Lam trong một sáng mù sương. Cái thứ sương mù này báo hiệu một ngày trúng vụ cá tôm của ngư dân đầm Sam và đầm Chuồn. Những bác nông dân nhiệt tình chỉ đường cho tôi vào làng, đường đến nhà thờ họ Nguyễn, đường đến chợ Sam… Mới nhắc tên nhà thơ Thúc Tề, họ đã ân cần hướng dẫn nhiệt tình. Rõ ràng họ rất tự hào về ông. Từ khi thành phố Huế có một con đường mang tên nhà thơ Thúc Tề, thì ông không còn xa lạ như trước kia.

Đi thăm chợ Sam thấy còn nguyên dáng vẻ chợ làng như xưa. Trông hơi lụp xụp, nhếch nhác nhưng hàng hóa thổ sản địa phương thì khá phong phú. Tấp nập người mua kẻ bán đến từ những làng quê lân cận của các xã Phú Hồ, Phú Mỹ, Thủy Thanh, Thủy Vân, Phú Thuận, Phú Hải… Xưa, tại chợ này thân mẫu của nhà thơ Thúc Tề ngày ngày tảo tần buôn bán. Một tay bà chăm lo kinh tế cho một gia đình “giàu” chữ nhưng lại “nghèo” tiền của. Lúc chưa về làm dâu họ Nguyễn làng Mỹ Lam, bà vốn là tiểu thơ con út của phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chức cao vọng trọng. Ông có phủ đệ ở làng Vân Thê bên kia sông Như Ý đối diện với làng Mỹ Lam.

Nhà thờ họ Nguyễn Thúc mới được trùng tu


Trong gia phả, Thúc Tề tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận, sinh ngày 17/10/1916 ở làng Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Thời đi học, ông là bạn thân của Hàn Mạc Tử, Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch. Tại trường Quốc Học Huế, ông học trên Huy Cận 2 lớp. Đến năm thứ 4 (1935) ông bị đuổi học vì viết báo đả kích người Pháp. Sau đó, ông vào Sài Gòn viết báo (ký bút danh Lãng Tử), rồi làm chủ bút các tuần báo Đông Dương Mai. Ngoài làm báo, ông còn làm thơ, viết văn. Thơ ông được in thành sách khá sớm. Văn thì có tập phóng sự N văn (đã xuất bản) và tập Phù Dung và nhan sc (bản thảo bị thất lạc). Năm 1940, tuần báo Mai bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa, và năm 1941 ông bị buộc phải trở lại Huế. Sớm có tư tưởng yêu nước, chống Pháp, cuộc đời của ông dần chuyển sang một hướng mới vào năm 1941 khi tham gia phong trào Việt Minh và hoạt động tích cực trong “Hi văn hóa cu quc”. Nhà giáo nhân dân, giáo sư Đinh Xuân Lâm nhận xét về tập phóng sự: “N Văn là mt tác phm mang tính hin thc sâu sc v cuc đời làm báo và thân phn người làm báo khi đất nước còn b ngoi bang thng tr. Nhà văn Trần Thanh Địch, bạn của Thúc Tề thời đó nhận xét: “Thúc T là cây bút có ging điu hài hước, đả kích rt sc so. Gii chính quyn, văn ngh, sâu mt hi dân đều rt ngán các bài ký tên Thúc T”.
 

Về lại Huế, ông đã cùng nhà văn Hải Triều xây dựng cơ quan Sở Thông tin truyền thông Trung Bộ, Ty Thông tin tuyên truyền Thừa Thiên. Một lần, trên đường đi công tác, Thúc Tề bị Pháp bí mật bắt rồi thủ tiêu, ở gần ga Truồi, huyện Phú Lộc vào cuối năm 1946, lúc ấy ông mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau khi mất tích, qua tài liệu tổng kết của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế mới được biết ông đã bị bọn mật thám Pháp bắt giết. Năm 1995, Nhà nước đã truy tặng Thúc Tề danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công. Hội Nhà báo Việt Nam cũng truy tặng Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam cho nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề.

Thơ như phn người

Thúc Tề làm thơ không nhiều. Trăng mơ là thi phẩm duy nhất được in trên Hà Nội báo năm 1938, sau đó được Hoài Thanh tuyển đưa vào Thi nhân Việt Nam. Nếu Thúc tề không hy sinh vì giặc Pháp thì tác phẩm của ông chắc không chỉ có vậy? Khi Trăng mơ được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học đã viết: “Ngâm đi ngâm li hoài, c ly hn tôi để hiu hn người, mi bài thơ hay là mi cánh ca m cho tôi đi vào mt tâm hn”.

Mt đêm m lnh ánh gương phai
Sut gii sông Hương nước th dài
Xào xc sóng bun khuơ bãi sy
Bp bnh bên mn chiếc thuyn ai

Đối với người đọc, cảm thụ Trăng mơ trước hết là một thi phẩm đẹp, lãng mạn, quyến rũ lòng người. Đó là cánh cửa nhà thơ hé mở để chúng ta đi vào cái man mác buồn của đất trời kinh thành ly loạn, mà cũng là của lòng người.

Mây xám xây thành trên núi Bc
Nhc mm chi vi gia sương êm
Trăng m mơ ng lim dim gt
o l nm trên ngn trúc mm

Khổ thơ tiếp theo cũng là không gian và thời gian ấy, nhưng tựu trung vẫn giữ nét buồn của bức tranh thiên nhiên. Tạo nên cảm quan mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn mà chủ thể sáng tạo lấy đó làm cảm hứng.

Nhp cu Bch H my bóng ma
Biến mt vì nghe gic tiếng gà
Trăng tnh gic mơ, lười biếng dy
Động lòng l liu, git sương sa

Trong thơ tràn ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên tương ứng cùng một thế giới đêm huyền ảo.

Lai láng nim trăng tuôn d nước
Ngp tràn sông trng gn bâng khuâng
H
ương trăng qun quýt hơi sương ướt
Ngân di li tình điu hát xuân

Không ai khác, Hoài Thanh trong Thi nhân Vit Nam đã nhận xét rất cô đọng mà lột tả được cái thần của Trăng mơ: “Tôi yêu bài Trăng mơ ca Thúc T. M bài ra, hn thi nhân kéo mình lê thê trên trang giy, chán nn, u oi. Có l đã nhp vào cái trăng kia, “o l” khi nm mơ, “lười biếng” khi thc dy. Nhưng khi đã tnh, nó mi linh động làm sao! Nó uyn chuyn như mt người đẹp. Cái mt mi ca Dương Quý Phi vi cái nh nhàng ca Phi Yến”.

Đ.X  
(SDB13/06-14)







 

Các bài mới
Các bài đã đăng