Những vấn đề di sản
Hai bên bờ sông Hương
10:26 | 28/04/2014

TAKESHI NAKAGAWA

LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hai bên bờ sông Hương

Lần đầu tiên tôi đến Huế vào tháng 7 năm 1991. Với tư cách là cố vấn của UNESCO, tôi có cơ hội được trao đổi làm việc với đội ngũ cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) về việc phục hồi màu sắc của công trình Ngọ Môn, đồng thời tổ chức hội thảo trong vòng 1 tuần về bảo tồn di sản văn hóa nhằm chia sẻ thông tin về các xu hướng tại Nhật Bản và kinh nghiệm trên toàn thế giới trong lĩnh vực chuyên môn với những người làm công tác bảo tồn các tài sản văn hóa ở Việt Nam trong tương lai. Ấn tượng mà tôi đã nhận được từ chuyến làm việc này vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi và tôi cảm thấy rằng điều này luôn được thực hiện như một động lực thúc đẩy các hoạt động của chúng tôi cho đến ngày hôm nay. Đây là câu chuyện về ấn tượng của tôi.

Ở Nhật, có câu nói, “Kuni yaburete sanga-ari, tsuwamonodomo no yume no ato,” có nghĩa là, “Đất nước này đang trong tình trạng đố nát, nhưng sông núi vẫn còn. Chúng là tất cả những gì còn sót lại của những giấc mơ chiến binh”.

Chiến tranh không bao giờ thất bại trong việc đem lại thảm họa nghiêm trọng đến cuộc sống và tài sản của người dân, chưa kế đến xã hội và môi trường. Như Việt Nam đã trải qua tình trạng hỗn loạn của chiến tranh được lặp đi lặp trong lịch sử hiện đại, kinh đô, cung điện và lăng tẩm của Huế với nhiều vết tích thiệt hại. Ví dụ, tất cả những gì còn lại của phần sân trung tâm của Tử Cấm Thành là nền đổ nát của một cung điện sụp đổ và sân cỏ dại mọc um tùm. Tuy nhiên, khi nhìn vào hiện trạng của các công trình di tích lịch sử của Huế bị hư hỏng trong chiến tranh, điều cơ bản mà tôi nghĩ đến là có thể trùng tu diện mạo ban đầu công trình gồm các họa tiết trang trí ở Ngọ Môn và Điện Thái Hòa nằm ở trục chính của Hoàng thành Huế. Hiển Lâm Các được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong số tất cả công trình cung điện tại Huế, mặc dù có nhiều đổ nát và hư hỏng đáng kể ở một số cung điện. Quan điểm này cũng áp dụng cho các ngôi mộ hoàng gia. Bản năng đã mách bảo với tôi rằng bằng cách kiên trì kết nối các yếu tố cơ bản đang tồn tại ở mỗi công trình, điều này có thể tìm ra được dấu tích lịch sử của các công trình cung điện ở Huế với một mức độ chính xác nhất định. Không cần phải nói, tôi nhận ra điều đó rất rõ sau một thời gian dài tiến hành nghiên cứu so sánh một số lượng lớn các tư liệu bao gồm ảnh sử liệu đen trắng và các tư liệu viết được lưu giữ tại Pháp, lịch sử kiến trúc của các cung điện Trung Hoa, phong cách kiến trúc của miền Bắc Việt Nam và Hội An. Tuy nhiên, đó cũng là một sự thôi thúc mạnh mẽ khiến tôi cảm thấy trước mắt tôi hiện lại giấc mơ của các chiến binh cổ xưa khi lần đầu tiên tôi đã viếng thăm các di tích của triều Nguyễn tại Huế và buộc tôi phải quyết định thực hiện.

Khi tôi đến Huế lần đầu tiên cùng với người trợ lý, một cán bộ của cơ quan văn hóa đối ngoại đã mời tôi lưu trú tại nhà khách mà vị trí đó bây giờ đã xây dựng lại thành Khách sạn Heritage. Tôi nhớ là chúng tôi đã nói chuyện về tương lai của Huế khi ngồi ở phía tầng trên của nhà khách và nhìn vào ánh trăng tròn đang phản chiếu trên bề mặt sông Hương. Thời tiết nóng vào ban đêm khiến cho chúng tôi cảm thấy không được thoải mái, chúng tôi đã dạo quanh hai bên bờ của sông trong bóng tối, nhiều người Việt Nam đã mở lời chào chúng tôi rất thân thiện, bằng cách nào đó họ biết chúng tôi là người nước ngoài, mặc dù chúng tôi không thế nhìn thấy ai ngoài chúng tôi do bóng tối.

Hội thảo kéo dài một tuần đã thu hút sự tham gia của nhiều người trẻ đến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đến từ các thành phố khác trong cả nước, những người mong muốn tham gia vào việc bảo tồn di sản văn hóa, du lịch văn hóa và nghiên cứu văn hóa trong tương lai. Họ là những thành viên từ Trung tâm BTDT Cố đô Huế và là những con người nhiệt tình và thân thiện với đầy triển vọng cho tương lai. Trong thực tế, xã hội được bao trùm với bầu không khí lạc quan có lẽ do những tác động đầy hứa hẹn của chính sách Đổi Mới vừa mới bắt đầu và tôi đã cảm thấy tràn đầy sinh khí để giải quyết các vấn đề tiềm năng mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề di sản văn hóa giữa bầu khí quyển này. Tôi đã bị thuyết phục về tiềm năng này sau khi biết được rằng Chính phủ Việt Nam đã ấp ủ ước muốn xây dựng lại Điện Cần Chánh, tòa nhà trung tâm của Đại Nội. Việc đầu tiên Chính phủ thực hiện chỉ là thu nhận được kiến thức, công nghệ và thiết lập một khuôn khổ cho công tác bảo tồn tài sản văn hóa vào thời điểm này, nhưng tôi thật sự cảm nhận được sự quyết tâm của quốc gia này. Vào cùng thời điểm, tôi đã nghĩ rằng điều mong muốn là lập kế hoạch một dự án tái thiết với mục đích là trùng tu chính xác cung điện, vì đây không chỉ là tòa nhà chính của triều đại Nhà Nguyễn, mà còn là một tài sản văn hóa vô giá đầu tiên mặc dù nó đã hoàn toàn đánh mất nền móng của mình. Phần lớn, các bên liên quan có cùng ý kiến để cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của các kỹ sư trong bảo tồn và trùng tu để thực hiện công tác tu bổ, đây chính là nhiệm vụ của tôi, một người có liên quan đến công tác nghiên cứu trùng tu các cung điện hoàng gia ở Huế.

Không có gì thay đổi kể từ chuyến thăm Huế đầu tiên của tôi vào tháng 7 năm 1991 với sứ mệnh chuẩn bị cho chuyến khảo sát gần đây vào tháng 8/2013. Một điều gì đó có thể được mô tả như là một bầu không khí không thay đổi của môi trường sinh ra từ sự hợp nhất của Cố đô Huế và cảnh quan xung quanh của núi và sông vượt qua sự không xác định của thời gian. Nó cũng có thể được mô tả như một cảm giác hài hòa giữa việc bố trí tỉ lệ nhỏ của nhóm tòa nhà và cảnh quan ngay cả khi áp dụng khuôn khổ của kiểu kiến trúc cung điện của thời Nhà Minh và Nhà Thanh của Trung Hoa, với một sự hài hòa nhất định trong tỉ lệ trang trí từng phần của mỗi tòa nhà.

Điều này thật khó để giải thích, nhưng có lẽ nó có liên quan đến việc làm thế nào đế cảm nhận được những dòng chảy nhẹ nhàng của sông Hương chảy qua những ngọn núi, nhánh sông và môi trường xung quanh thành phố cho đến ngày nay, không thể thay đổi được qua thời gian. Điều này đã làm cho tôi tin rằng di sản văn hóa Huế có thể được tồn tại và Cố đô Huế có thể được nhớ mãi như là một điểm quyến rũ bằng cách bảo vệ dòng chảy của sông Hương, và tiếp tục gìn giữ cảnh quan hai bên bờ sông Hương và toàn bộ cảnh quan từ nơi con sông có thể được xem là một phong cảnh của nỗi nhớ quê hương.

Kết quả của các hoạt động mà Viện Di sản - Waseda đã thực hiện với sự hướng dẫn, sự phối hợp và hợp tác của Bộ Văn hóa của Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế và Trung tâm BTDT Cố đô Huế, đây là các đối tác của chúng tôi, đã được trình bày trong các báo cáo mà chúng tôi đã cho xuất bản ngày nay. Cho phép tôi giới thiệu một số những thành tựu lớn.

Kể từ khi bắt đầu, tại Viện Di sản - Waseda chúng tôi đã nhắm đến thực hiện một dự án xây dựng lại, được hỗ trợ bởi các nghiên cứu phục hồi chính thức của Điện Cần Chánh, có hành động đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng nghiên cứu, đào tạo kỹ thuật để đạt được mục tiêu, đôi khi vào những thời điểm có hệ thống nhưng đôi khi vào những thời điểm bắt buộc bởi sự cần thiết. Những hoạt động này đã tập trung vào các lĩnh vực của chính sách toàn diện, quy hoạch đô thị, bảo tồn và phục hồi, phương tiện truyền thông điện tử tổng hợp, và phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi đặc biệt đề cập đến từng khu vực sử dụng phương pháp đa dạng, bao gồm một cuộc khảo sát đo lường của các tòa nhà hiện có và phân tích các phương pháp thiết kế, khảo sát thực địa và nghiên cứu thành phố, hội thảo, thực hành hướng dẫn kỹ thuật trong khôi phục và xây dựng lại công trình, xác nhận kỹ thuật thông qua việc tạo ra mô hình, kho lưu trữ kỹ thuật số của các tài liệu khảo sát.

Trong cuộc khảo sát đo lường của các tòa nhà hiện có và phân tích các phương pháp thiết kế, chúng tôi tạo ra các bản vẽ đo lường (kế hoạch sắp xếp, xem xét bản đồ) của tất cả các ngôi mộ và cơ sở vật chất của vua có liên quan đến cung điện của vua bên trong kinh thành (bao gồm cả các công trình có nền tảng và cơ sở là các bộ phận chỉ còn một phần). Phân tích thiết kế xem kế hoạch dựa trên những bản vẽ, khảo sát đo lường thực hiện của độ cao và góc nhìn từng phần của các tòa nhà có thể so sánh, và phân tích. So sánh độ cao của nó và bản đồ thiết kế mặt cắt. Chúng tôi cũng thực hiện điều tra khai quật một phần của nền Điện Cần Chánh, nghiên cứu về sự chuyển đổi của các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật trang trí điêu khắc, màu sắc dự kiến, nội thất và đồ đạc chủ yếu của cung điện và lăng mộ của nhà vua. Một cuộc điều tra của tòa nhà liền kề bên trong Đại Nội, dinh thự của các quan lớn trong vùng lân cận, và các dinh thự trong thời kỳ thuộc địa Pháp. Những cuộc khảo sát toàn diện này đã được thực hiện bằng cách phân tích các số đo bản vẽ dựa trên đo đạc thực tế của các công trình, phân loại và xem xét quá trình chuyển đổi quan điểm kế hoạch, độ cao và mặt cắt, điều tra và đặc điếm lịch sử của nó. Khi cần thiết, chúng tôi cũng đọc qua các tài liệu văn học (điển hình là văn học Trung Quốc) để có được một hình ảnh tổng thể về đặc điểm lịch sử mà ta không thể thấy rõ từ những tàn tích của công trình, cũng như khảo sát thực địa để tiến hành so sánh. Đặc biệt, chúng tôi tiên hành khảo sát so sánh chủ yếu với Nhật và các nước lân cận khác, và khảo sát ở các vị trí khác nhau dựa trên suy nghĩ rằng có một ý nghĩa dẫn đến sự khác biệt trong việc phổ biến các kỹ thuật kiến trúc và phong cách giữa miền Bắc Việt Nam và miền Trung, miền Nam của đất nước.

Kết hợp với việc phân tích các phương pháp thiết kế bố trí của Đại Nội và lăng mộ các nhà vua, chúng tôi đã hợp tác với Giáo sư Shigeru Satoh của Phòng thí nghiệm thiết kế đô thị tại Đại học Waseda để tiến hành nghiên cứu về các đặc tính của môi trường và thiết kế cảnh quan của lịch sử Cố đô Huế, và đã tổ chức nhiều hội thảo khác nhau như một phần của dự án.

Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi đã hướng đến các nỗ lực của chúng tôi đê có thêm các kỹ sư tại HMCC đặc biệt liên quan đến kỹ thuật kiến trúc truyền thống của Huế và các kỹ thuật nghề mộc, cùng với sự hợp tác của các tổ chức liên quan đến Nhật Bản ngay từ đầu. Gần đây, chúng tôi đã phối hợp với các phòng thí nghiệm của giáo sư Hiroyasu Shirai tại Viện kỹ thuật viên trên nhiều khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và tìm thêm kỹ sư trong lĩnh vực này. Cho đến nay chúng tôi đã mở rộng tầm nhìn của mình bao gồm các công nghệ đo lường và khoa học bảo tồn, và đã bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo theo từng bước nhỏ.

Trong năm 2011, chúng tôi biên soạn các kết quả của các cuộc điều tra và nghiên cứu trên của dự án nghiên cứu phục hồi Điện Cần Chánh, tạo ra các bản vẽ chi tiết theo tỷ lệ 1/10, và trong quá trình sản xuất một mô hình tỷ lệ 1/10. Trên thực tế chúng tôi đã hoàn thành việc kiểm tra cơ bản các vấn đề kỹ thuật trong việc xây dựng lại cung điện. Hơn nữa, chúng tôi có được rất nhiều kết quả nghiên cứu mà chúng tôi có được cho đến nay vào ứng dụng GIS dưới dạng kỹ thuật số.

Các hoạt động kéo dài trong những năm qua của chúng ta đã mang lại nhiều kết quả, bao gồm cả các điều kiện địa lý của Cố đô Huế.

Các đặc tính lịch sử của văn hóa hoàng gia Huế là sản phẩm của sự tích tụ của nhiều lớp của một sự hợp nhất các nền văn hóa vào trong khuôn khổ của văn hóa cung điện của nhà Minh và nhà Thanh. Những nền văn hóa này bao gồm văn hóa Champa Ấn Độ đã lan rộng khắp miền Trung và miền Nam Việt Nam, và lối sống và văn hóa bản xứ nhẹ nhàng đã thấm nhuần trong toàn bộ bán đảo Mã Lai.

Miền Bắc Việt Nam đã nhận được ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, trong khi miền Trung/miền Nam Việt Nam phát triển một nền văn hóa của nhiều lớp bản xứ, vì vậy hai miền này hiển nhiên giữ lại các kỹ thuật và phong cách kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, các công trình lịch sử của Huế hiển thị cả những đặc điểm khác nhau. Ví dụ, các đặc điểm này giữ một cấu trúc mái sử dụng dầm ngang được gọi là Kèo trong không gian chính của cung điện, trong khi hiển thị kỹ thuật kiểm soát độ dốc mái của cả hai miền Bắc và miền Trung/miền Nam Việt Nam, trong đó các dụng cụ khác nhau đã được sử dụng như vẫn quy ước. Hơn nữa, các biểu hiện kiến trúc tiêu biểu được miêu tả bởi sự hài hòa lỏng lẻo và nhẹ nhàng của “toàn bộ” và “bộ phận của toàn bộ” của mỗi tòa nhà. Hay nói cách khác, quy mô của nó giảm, chuyển động êm ả vào lòng người và kết hợp hoàn toàn với vẻ đẹp của phong cảnh sông núi xung quanh. Ở đây, một không gian dịu dàng ôm lấy cảnh quan.

Việc tạo ra các nền văn hóa truyền thống này có lẽ có thế là do phần phía bắc của Việt Nam nhận được ảnh hưởng trực tiếp từ các trung tâm lịch sử của nền văn hóa thế giới (“cốt lõi”), nhưng miền Trung và miền Nam ngoại vi hơn (“phụ-lề”) đã có thể nhận được nền văn hóa tiên tiến (Trung Quốc) có chọn lọc hơn, ngay cả trong khi vẫn giữ truyền thống bản xứ của họ. Trong lĩnh vực này, tôi tin rằng Huế và Nhật Bản, mà cả hai đều phụ-lề ở châu Á, chia sẻ một sự tương đồng trong sự hình thành của văn hóa truyền thống của mình, và phục hồi Chánh Điện thông qua một dự án hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản có ý nghĩa lớn đối với lịch sử văn hóa thế giới.

Sau đây, tôi muốn đẩy mạnh việc nghiên cứu phục hồi của chúng tôi về nghi lễ và lối sống trong cung điện hoàng gia Huế, và cũng muốn đưa ra một tầm nhìn đô thị hài hòa với thiên nhiên và mang đến cho đời sống văn hóa lịch sử Huế phù hợp với thành phố di sản thế giới, với sự hợp tác từ các tổ chức khác nhau, các nhà nghiên cứu và các nhóm hành động trong việc xác định các di sản văn hóa lịch sử nói trên có thể được các công dân Huế hiếu và sử dụng như thế nào. Sự đẩy mạnh dự án phục hồi Điện Cần Chánh với sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính phủ Nhật Bản là một phần tượng trưng của sứ mệnh này.

T.N
(SDB12/03-14)







 

Các bài mới
Các bài đã đăng