Tác giả-tác phẩm
Đọc “Núi bà đen” của Larry Heinemann và “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ.
16:09 | 13/04/2009
FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.
Đọc “Núi bà đen” của Larry Heinemann và “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Larry Heinemann cựu chiến binh và là nhà văn đã đoạt giải thưởng quốc gia về sách cho tác phẩm Paco,s Story. Trong tác phẩm Núi Bà Đen: Chuyến trở lại Việt Nam anh đã viết về kỷ niệm chuyến trở lại đất nước này khoảng đầu những năm 90.

Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ Việt Nam tiêu biểu cùng thời đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong tập thơ Cốm non chị đã tập hợp những bài thơ viết trong suốt 30 năm.

Đây là hai cuốn sách do hai người viết rất khác nhau, những câu chuyện sôi động quyết liệt khác hẳn nhau, nếu đọc hai tác phẩm cùng lúc thì chúng chẳng liên quan gì nhau cả ngoại trừ cách nhìn cơ bản giống nhau. Cả hai cuốn sách ghi dấu một nỗi buồn khủng khiếp, nỗi buồn hiện diện lên từng con chữ. Qua đó có thể tham khảo về những năm tháng chiến tranh, sự quan tâm thật sự của cả hai là những năm tháng sau khi chiến tranh kết thúc. Chủ đề mà họ chia sẻ là hậu quả lâu dài của chiến tranh.

Nếu xem xét điều ấy chỉ trên cách diễn đạt, người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi đâu là nỗi buồn trong câu chuyện của Heinemann. Anh có giọng văn vui nhộn hoạt bát. Đó cũng là giọng văn của người lính thường hoài nghi, dễ hoà đồng ham vui đến việc gian lận “tấm phiếu đục lỗ tù đày chung thân”. Đó là người tin vào cuộc chiến, đường lối quân sự nhưng lơ là nhiệm vụ. Cách kể chuyện của Heinemann lại chẳng có chút gì lưu đày cả, cũng không kể thẳng cả một câu chuyện hoặc cách kể đúng như quy ước. Cách dẫn chuyện có kết cấu phân biệt và hầu như không theo thứ tự thời gian, thường lan man và đầy hoan hỉ. Heinemann nhẩn nha kể lể. Tuy nhiên anh cũng hướng cảm xúc của mình về phía cuối câu chuyện - chuyến về thăm lại Núi Bà Đen tại Việt Nam. Đây là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng tỉnh Tây Ninh, nơi Heinemann thuở đang thi hành nhiệm vụ đã có những trận đánh vô cùng đẫm máu.

Núi Bà Đen - là tên một người, Heinemann kể cho chúng ta nghe về nhiều huyền thoại liên quan đến nó. Một trong những chuyện xưa đó là Bà Đen có chồng chết trận, nên bà quyết lên núi để chết theo chồng. Nhưng câu chuyện Heinemann thích nhất câu chuyện Bà Đen chờ đợi người chồng bị bắt ra trận. Anh ta không trở về và Bà Đen đã than khóc cho đến chết. Linh hồn của bà hoá thành núi Bà Đen. Heinemann gọi đó là “cõi quyền năng”. Nơi cung cấp năng lượng tâm linh. Đối xứng với nó là bức tường đá đen rộng lớn nơi Đài tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam Washington, nơi mà Heinemann cho là “nỗi bi thương mãi mãi cuốn hút”. Heinemann nói rằng khi anh từ cuộc chiến trở về “anh cảm thấy buồn bã và già đi, tâm hồn cạn kiệt, hổ thẹn và hàm ơn, một nỗi buồn khác thường... Nằm dưới đáy sâu nỗi thống khổ không sao diễn tả được”.

Trở về nhà, nhìn quanh anh thấy như không phải tất cả trong anh đã trở về, Tâm hồn của anh thực sự không nhà. Đoạn cuối hồi ký, sau khi leo lên núi Bà Đen, anh có một cảm giác lạ kỳ là chính cái nơi có quá nhiều đau khổ này mới làm cho anh thấy “Tôi đã về nhà, đây chính là nhà”.

Cõi tâm linh do núi Bà Đen ám vào Heinemann lại rất quen thuộc với Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ nữ sinh năm 1949, người từ cuộc chiến nhưng ở phía bên kia, hiện đang sống tại Huế. Cốm non là tuyển thơ từ nhiều tập thơ, được nhà thơ Mỹ Martha Collins Thuý Đình - Việt kiều đồng dịch rất cẩn thận và sắc sảo. Cốm non không chỉ giới thiệu cho người đọc Mỹ về kinh nghiệm chiến đấu của phụ nữ Việt Nam trên 30 năm qua cách nhìn của một nhà thơ mà còn nói về hậu quả lâu dài của chiến tranh. Hơn thế, Dạ còn thường quan tâm bênh vực quyền lợi của phụ nữ trẻ. Có những bài thơ không dễ gì yên lòng với một khoảng lặng hay tự náu mình như chị mong muốn. Có những bài thơ in dấu sự tưởng tượng phong phú, mối quan hệ huyền ảo với cảnh sắc Việt Nam, với hoa cây, núi và sông. Thơ của chị thể hiện thật tuyệt bằng nhiều cách. Chạy xuyên suốt qua nguồn mạch u buồn, dường như nhiều thứ còn ở lại mãi trong tâm hồn nhà thơ này. Dường như chị muốn trong hầu hết các bài thơ cố tìm ra hay tạo ra những hình ảnh hay ẩn dụ thích hợp với nỗi buồn của mình ngay cả khi chị chẳng biết gọi nó là gì.

Hoặc đúng hơn là gọi tên nó một cách gián tiếp hay một nửa, nỗi buồn riêng làm cho lịch sử Việt Nam dường như quá đỗi riêng tư. Chị nhắc đến nó như một nỗi buồn kỳ lạ. Trong bài thơ “Cây mận của em” chị viết “Em chẳng là cây mận của ai. Em là cây mận của em. Bám rễ vào đất đai thẳm sâu là nỗi buồn. Và trời xanh là lòng kiêu hãnh”.

Nỗi buồn tự nó biểu lộ trong thơ dường như một cái gì vừa tan biến đi vừa xoá nhòa đi và không có gì. Dạ viết trong một bài thơ rằng chị tan biến mình trong dòng sông Hương, rằng chị muốn cứ như thế để tâm hồn chị mãi mãi được cuốn đi. Một bài thơ trong tuyển tập, Dạ nhớ lại cảm giác khi được ăn cốm non thời thơ ấu “Cốm non xanh muốn trào nước mắt/. Thơ ngây ơi phút chốc đã không còn”. Đấy chính là cái khoảnh khắc sự vật biến mất mà trí tưởng tượng của chị bắt được. Trong bài “Mưa” chị so sánh cơn mưa như một cuộc đời “không ngừng, tan ra, biến mất”.

Những bài thơ có thể không theo tuần tự năm tháng, như lời của dịch giả Martha Collins viết trong bài giới thiệu, nhiều bài thơ đã chạm đến giới hạn “vai trò truyền thống của phụ nữ”. Tuy nhiên mối bận lòng về việc xoá nhoà, tan biến dường như là cội rễ trong chiêm nghiệm của Dạ về chiến tranh. Có lẽ bài thơ nổi tiếng nhất của Dạ là bài Khoảng trời hố bom”. Đây là bài thơ nói về một đồng chí của Dạ, một cô gái đã bị nổ tung do bom thả xuống đường Hồ Chí Minh. Huyền thoại kể về cô gái trẻ hút bom về phía mình để bảo vệ đoàn quân. Dạ thán phục lòng hy sinh đó và cho rằng linh hồn người lính mãi mãi hoà quyện vào cảnh sắc Việt Nam và trong trái tim của người Việt. Tuy nhiên, có một điều trong bài thơ này dường như ngay lúc hy sinh, bản năng cũng có chút hoảng sợ nhưng đó chính là điều cao quý. Ý thức đời người thoáng qua rồi biến mất và luôn ở lại với Dạ. Thơ của chị là bản chúc thư của người đàn bà về những hiểm nguy mà họ đối mặt; Mối hiểm nguy bị xoá nhoà, biến mất rồi tan vào đất. Đó là cốt lõi của ẩn dụ của Dạ đối với nỗi buồn không tên.

Một cách diễn giải khác, đó là huyền thoại núi Bà Đen ngấm vào thi ca của Lâm Thị Mỹ Dạ. Ngọn núi này có nỗi buồn bay vượt lên mình. Lary Heinemann và Lâm Thị Mỹ Dạ biết ngọn núi này ở đâu và hai qưyển sách quý giá này sẽ cho chúng ta lời chỉ dẫn.

ĐINH THU chuyển ngữ
(200/10-05)

Các bài mới
Các bài đã đăng