“nắng hàng cau”, “vườn ai”, “lá trúc”, “mặt chữ điền”, “dòng nước”, “thuyền ai”, “sông trăng”, “khách đường xa”, “áo em trắng quá”… qua ngòi bút miêu tả tinh tế của tác giả. Có chỗ xuất sắc như:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
“Mướt” là linh hồn của màu sắc, là ánh lung linh của mối tương giao giữa các yếu tố kết tạo trên một khung cảnh. Một cảm nhận bằng nội quan, cảm nhận từ bên trong. Tác giả cũng không đậm tô một gương mặt nào cụ thể. Chỉ đưa một nét vẽ “mặt chữ điền” hết sức phảng phất, với “lá trúc che ngang”, đủ để gợi tưởng…
“Thôn Vĩ” ở đây cũng chỉ là “thôn Vĩ” của một là mời gọi xa gần “sao anh không về…”, “thôn Vĩ” của một tiếng reo bất ngờ gặp gỡ từ giữa chốn xa niềm: “Đây thôn Vĩ Dạ”, thì có đâu là một làng thôn cụ thể khách quan nữa. Một địa danh đã trở thành một đơn vị tượng trưng, một ẩn ngữ…
Nhiều lần, Hàn Mặc Tử đã chiêm tưởng đó một hiện thực nghiệt ngã của “nỗi ám ảnh thường trực”:
“Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền “Một mai kia ở bên khe nước ngọc Với sương sao anh nằm chết như trăng”
Cái nhìn khách thể hóa đối tượng (theo chiều A à B) trong những câu trên, hoàn toàn đảo ngược khi tác giả viết:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
Đối tượng trở thành chủ thể hóa (B à A). Thực tại “ở đây” hoàn toàn là một-kiểu-thực tại-cách-biệt. Một cõi sống đầy “sương khói”, hoang lạnh, đang bị phủ nhòa. Không gian trữ tình này chi phối lên mọi cảm quan miêu tả và biểu hiện. “Thôn Vĩ” với bao cảnh sắc thơ mộng, chỉ như một cố hương, một hoài niệm, một mộng ảo, một nguồn yên ả đã xa, một nguồn sống ngoài tầm mà động lực sống đang cố sức tìm về, đang mỏi mong ở những linh hồn cảnh sắc, ở hiếm hoi ấm áp của một nét mặt chứ không phải trọn vẹn một gương mặt.
Mối họa chia biệt luôn luôn của sự vật sự tình “gió theo lối gió mây đường mây” lại đẩy đưa lòng khát khao được cứu độ của tác giả đến một đối tượng khác:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”
Không còn chỉ là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên, một gợi thú vi nhập thăng thoát như trăng cổ điển nữa. Trong là cầu gọi khắc khoải kia, trăng là tất cả những gì vô lượng, thiêng liêng, là phước cả siêu nhiên, là hiện linh của một “phép mầu” cần kíp với những vô vọng sâu thẳm tâm tư.
Muôn nỗi lại còn dõi về một “khách đường xa” để nhưng: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vị ân sứ cuối cùng ấy cũng bởi những cách ngăn huyền ảo mà không đến được, chỉ thoáng hiện thoáng tan, chập chờn để hi vọng phải chua chát hơn vô vọng. Con đường trở về cuối cùng cũng không còn nữa, tình cảnh này xoáy lên những suy ngẫm xót xa về những - gì - không - thể - hóa - giải của con người.
“Thôn Vĩ” - “Trăng” - “Khách” là những hình ảnh giàu ý niệm, như là những định ước xa xăm mới mẻ về những mối ân tình. Những hình ảnh được ảo hóa cao độ, biểu hiện một nhãn quang tượng trưng cận kề siêu thực.
Ngụ cư ở một thực-tại-khác, như “một tinh cầu giá lạnh”, tâm hồn tác giả dõi về cuộc trần với toàn thân thiết tha, tiếc nuối, khắc khoải, kì vọng, để thấy quý giá hơn cõi đời, đây phải chăng là một âm vọng tích cực ở bài thơ.
Không thể không liên tưởng đến một bậc thi hào tiền bối hết sức khả kính là Nguyễn Du, khi ta gặp ý thơ của Hàn Mặc Tử:
“Ai biết tình ai có đậm đà”.
Giữa chốn không gian thời gian, biết và đâu biết, thực và ảo, chân chân huyền huyền, mối băn khoăn ấy của những thế hệ thi nhân trong những khoảnh khắc trực diện chính thân phận mà, sao tránh khỏi ngậm ngùi.
Cách biệt - chính là chủ âm của tâm trạng thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Chủ âm này rất gần với một quan niệm mà Hàn Mặc Tử đã bày tỏ trong những trang viết có tựa đề. “Gửi M”:
“Thơ là tiếng kêu rên thống thiết của một linh hồn cách biệt thương nhớ cảnh chiêm bao”.
Phải chăng bài thơ đã di hành quá xa với thói quen thẩm mỹ cùng thời, để như một là tựa ở “thơ điên”: “càng xa càng ớn lạnh”.
N.A.T. (120/02-99)
|