Truyện dịch
Tiếng vọng đáy hồ
14:22 | 04/06/2021

TIMUR JONATHAN KARACA

Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hi Nhà văn San Francisco.

Tiếng vọng đáy hồ

Khi tôi lên tám tuổi, tôi đã chứng kiến một bé gái bị chết đuối. Những ngày đó tôi đang nghỉ hè với cả gia đình vẫn còn hòa thuận và nguyên vẹn tại Hồ Tiếng Vọng. Cô bé ấy mới lên năm, tên là Alexis Swenson. Tôi với một nhóm trẻ em đang chơi trong khu rừng phía sau căn lều của gia đình tôi và bỏ Alexis ra bởi cô bé là người nhỏ nhất, khi đó cô bé đã lao vào tóm lấy chiếc mũ mặt trời viền ren trắng đặt làm dấu hiệu trong trò chơi của chúng tôi và chạy thoát khỏi khu bờ hồ.

Cô bé cười vang. Một thứ bản năng trong tôi trỗi dậy xui tôi đuổi theo cô bé. Chuyện đó có vẻ rất tự nhiên như bắt đầu một trò chơi mới. Khi nhìn thấy tôi đằng sau, cô bé chạy nhanh hơn - bím tóc đuôi ngựa cháy nắng của cô bé lúc lắc phía sau gáy, chiếc mũ mặt trời quấn trong cánh tay bé nhỏ. Cô bé đã bỏ chạy trước, tôi khó đuổi kịp và lúc tôi vẫn còn trên đất liền thì cô bé rẽ xuống bãi cát rồi ra tận cuối cầu tàu.

Không biết làm thế nào mà cô bé rơi xuống nước, hoặc cô bé đã nhảy hoặc bị mất thăng bằng. Khi tôi tới, cô bé gần như chìm trong nước. Mái tóc của cô bé sổ tung phủ dài trên gương mặt, hai tay vươn ra chới với, bên dưới làn nước mờ mờ tôi thấy đôi chân cô bé quẫy đạp như điên loạn. Cô bé đã ra xa hơn tầm với của tôi rồi.

Tôi ngồi xổm rồi quỳ gối, sau đó nằm lên mép cầu tàu, để có thể gần cô bé hơn thay vì có thể làm điều gì khác. Sự thật, lý do tất nhiên, tôi không biết bơi, một sự thật không may là không ai biết được. Tôi đã hoàn thành một năm học tại trường Y, và đã thông qua kỹ xảo với sự thông đồng cá nhân, xoay sở để được lên lớp, vươn tới đích với nhóm kết giao của tôi dù không xứng đáng. Tôi đã trở thành kẻ lão luyện với cách chạm đáy hồ trong khi thực hành đạp nước và tìm chỗ nước nông nhất khi bơi thi. Tôi không thể nổi trên nước trong hồ hơn ba mươi giây để một mình có thể giải cứu một bé gái năm tuổi sắp chết đuối.

Cuối cùng, tôi cầu cứu. Tôi chạy quay trở lại từ chỗ cầu tàu được nửa đường, nhưng tôi không muốn bỏ cô bé ở đó. Tại một vài nơi trên bãi cát, một số người cha xuất hiện và chạy tìm con. Sau đó có tiếng người náo động trên bến tàu và đông đảo trẻ em và nhiều người nữa từ khu rừng và các căn lều chạy đến nhìn xuống hồ. Cha tôi có ở đó. Lúc đầu ông không nói gì. Ông choàng tay và xoa vai tôi, rồi đưa tôi ra khỏi đám đông nhốn nháo. Tôi đã không nhìn thấy người ta kéo cô bé lên bờ, nhưng không hiểu làm thế nào tôi vẫn nhớ khuôn mặt cô bé sưng húp, đôi mắt trống rỗng, đôi môi thiếu oxy tái xanh, và những sợi cỏ bên bờ hồ bám vào mái tóc cô bé. Đó là ký ức mà tâm trí tôi dựng lên sau khi cha mẹ tôi cho biết Alexis được đưa đến bệnh viện nhưng đã chết. Chúng tôi đang ngồi trong căn lều của gia đình, tất cả ba người, ngoài kia là hồ nước và khu rừng tĩnh lặng đến khác thường. Phấn hoa từ các nhành cây rơi và xoáy như tuyết xuyên qua ánh nắng chiều tà. Cha mẹ tôi chăm chú theo dõi những tin tức người ta mang lại, họ đã không bối rối xung quanh các sự kiện hoặc ấp ủ nó, nhưng họ cũng không thể không có xúc cảm và sự yếu mềm. Ngay lúc đó, họ đã làm tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng yêu cầu trong một hoàn cảnh như vậy. Họ lắng nghe phiên bản sơ sài và lộn xộn của tôi nhưng không áp đặt và phán xét, cũng không dò đoán cảm xúc của tôi. Tất nhiên điều làm cha mẹ tôi ngạc nhiên là khi tôi thú nhận mức độ lừa dối của tôi lúc thực hành môn bơi, nhưng dù tức giận họ đã thận trọng trực tiếp đến gặp giáo viên hướng dẫn của tôi.Chúng ta gây quá nhiều áp lực việc nó học tập môn bơi. Tôi nghe mẹ tôi nói với cha tôi sau đêm đó khi đang nằm trằn trọc trên giường.

Thật ra không ai công khai đổ lỗi cho tôi về những gì đã xảy ra kể cả cha mẹ của Alexis. Trước khi họ rời khỏi hồ đầu mùa hè năm đó, tôi đã gặp cha cô bé sửa chữa một chiếc thuyền đang úp ngược trước căn lều của gia đình ông. Ông không hỏi tôi chuyện đã xảy ra hoặc trách móc tôi thế này thế nọ, nhưng ông cũng không tha thứ cho tôi. Ông lặng yên khi tôi đi ngang qua, cúi xuống tiếp tục công việc và che giấu khuôn mặt của ông dưới vành mũ. Tôi nghĩ ngay đến những điều khác dễ chịu hơn. Thấp nhất là lặng im gật đầu, còn tỏ vẻ giận hoặc thất vọng có thể làm mọi thứ phức tạp ngay.

Sau mùa hè đó, một cậu con trai lớn hơn tôi vài tuổi có tiếng là kẻ bắt nạt đã trêu chọc tôi nhát nước, nó làm cho bạn bè tôi khúc khích cười rất khó chịu. Rồi cha của cậu ta phải nhận một hung tin bởi vì ngay lúc đó ông vắng mặt ở rừng và hồ trong hai ngày liền, và ông đã xuất hiện trở lại trong vẻ hốc hác hổ thẹn. Thế là từ đó không đứa trẻ nào còn nói bất cứ điều gì khác với tôi về đuối nước.

Vào mùa thu, cha mẹ tôi đăng ký cho tôi học thêm và dắt tôi đi chơi cuối tuần thăm viện bảo tàng và vườn thú. Thật sự họ không hề làm ngơ như không có gì xảy ra, nhưng họ không bao giờ nêu sự việc lên. Nếu cảm thấy tôi buồn hoặc lo âu, họ làm tôi cười hoặc xoa tóc tôi cho rối bù lên, sau đó bày ra hoạt động mới hoặc đi dạo chơi. Đôi khi tôi gặp ác mộng (nó kỳ lạ là nhiều lần bị ngã từ độ cao hơn so với chỗ cô bé ngã chết đuối), và trong nhiều năm sau đó tôi vẫn còn nghĩ về Alexis khi có tai nạn xảy ra quanh tôi gợi nhắc về việc chẩn đoán chị gái của tôi Margaret bị bệnh bạch cầu (mặc dù chị vẫn còn sống cho đến ngày nay, bệnh có thuyên giảm), cha mẹ tôi ly thân rồi cuối cùng ly hôn. Năm tháng trôi qua, dường như tôi không còn nghĩ đến cô bé. Nhưng khi có cái gì đó xảy ra, hình ảnh cô bé lại trở về: tiếng cười vang vang, chiếc mũ trắng, dẫn tôi ào xuống nước. Mấy năm sau cha tôi đổ bệnh, chúng tôi đã bán căn lều bên Hồ Tiếng Vọng. Tôi đã ba mươi và mới kết hôn, vợ tôi là Laura đang mang thai con gái đầu lòng, đặt tên là Samantha. Cha của tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để gặp con dâu. Tôi thường xuyên đến thăm ông ở bệnh viện, còn phần công việc quản lý buôn bán bề bộn, tôi giúp ông. Cả hai, lần đầu tiên trong nhiều năm, và lần cuối cùng trong hai mươi năm kể từ khi đó, không một ai kể lại việc chết đuối với tôi. Cha tôi nói ông tự hào về tôi. Ông không chắc có lần nào đó bảo tôi: “Nhiều trẻ em sẽ mất mạng vì một việc như vậy”, ông nói rồi quay sang khen tôi những thứ chung chung, về học lên đại học, bắt đầu có gia đình riêng, v.v. Tôi cảm ơn cha tôi và lái sang chuyện khác - tại thời điểm đó tim ông rất yếu khiến ông suy sụp nên tôi cần tránh cho ông những điều khó chịu.

Mấy ngày sau đó, bệnh ông trở nặng và cần bơm ôxy để duy trì sự sống, một nỗ lực tạm thời tốn kém để ông còn sống nhiều hơn một chút. Ông hốc hác, cánh tay và ngực bầm tím. Liên tục mê sảng, nói lảm nhảm rời rạc, và lên cơn mơ đuối nước một lần nữa. “Không biết bơi đâu”, ông nói, “nói nó đừng lo lắng, không bao giờ nó muốn vậy đâu.” Ông chỉ nói như thế, nó ở ngôi thứ ba, dù tôi không ở trong phòng với ông. Ít nhất đó là cái làm tôi nhớ lại vào lúc này. Dĩ nhiên, khi đó tôi không yêu cầu ông phải lặp lại hoặc giải thích điều do chính ông nói. Lời nói của ông có liên quan tới điều gì đó, theo logic bật ra trong tâm trí ông. Tôi chỉ nắm tay ông để giữ cho ông bình tĩnh. Lúc đó tôi thôi không nghĩ gì đến lời nói của ông, và không bao lâu thì cha tôi qua đời, rồi mười ngày sau, Samantha chào đời.

Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU


Bây giờ, tôi đang ngồi trong bệnh viện một lần nữa, nhưng bên giường của Samantha. Nó hai mươi tuổi, trong tình trạng hôn mê, chờ hồi phục từ tai nạn dùng thuốc quá liều. Đã trễ và quá giờ thăm viếng, nhưng các y tá đã vui lòng cho phép tôi ở lại. Yên tĩnh. Chỉ có một vài tiếng bíp và nhấp chuột xung quanh căn phòng, tiếng hít thở đều đặn qua máy thở của Samantha. Họ buông màn xung quanh chúng tôi, căn phòng tối hẳn, nhưng tôi có thể nhìn thấy con gái nhờ ánh sáng của màn hình hiện lên dấu hiệu sự sống của nó. Tôi có thể nói rằng mọi người đã tắm rửa cho nó sạch sẽ, người ta rửa sạch bụi bẩn hay vết dơ khác trên gò má, cằm và cổ của nó. Người thì chải và gom mái tóc nâu suôn dài của nó tết thành kiểu đuôi ngựa cho gọn và đặt lên vai nó. Chiếc ống nhựa xoắn đặt vào miệng nó đọng sương từ hơi thở của nó. Da nó tái nhợt, môi sưng húp. Nhưng khuôn mặt của nó bình thản, mắt nhắm nghiền, và nó cho tôi nhận biết khuôn mặt này, hoặc là tôi đã tưởng tượng ra nó trước đó, nhưng nó không phải là Samantha như tôi đã nhìn thấy, mà đó là Alexis, nỗi nhớ của tôi về cô bé trỗi dậy, bị đuối nước và được đưa từ dưới hồ lên. Samantha đã được tìm thấy trên bãi biển, bất tỉnh và ngộp thở. Nơi đó dường như có một đống lửa hoặc một nhóm người gồm nhiều hạng khác nhau, nhưng không có ai ở lại đó với nó khi nhân viên y tế đến. Có ai đó nặc danh đã gọi 911. Họ đã tìm thấy chai thuốc trong ví của nó - Vicodin, Percocet, Oxycodone. Nó không cử động hoặc phản ứng khi họ cố gắng lay thức nó. Tôi là người đầu tiên đến bệnh viện, sau đó không lâu thì Laura đến. Chúng tôi đứng nhìn con trọn hai mươi phút mà không nói gì. Gần đây xảy ra chuyện trục trặc giữa Laura và tôi, nhưng vì Samantha nên lúc trong bệnh viện, mâu thuẫn sâu xa nhất của chúng tôi đột nhiên cảm thấy không đáng kể. Laura ngã vào người tôi và cả hai theo dõi lồng ngực phập phồng của Samantha.

Sau đó, các y tá thay ca, họ yêu cầu chúng tôi rời khỏi phòng, và chúng tôi đi xuống cầu thang đến phòng chờ. Không có ai ở đó, chúng tôi mỗi người ngồi trên mỗi đầu của một chiếc ghế nhựa bị vẹo. Đó là buổi chiều muộn. Mặt trời chiếu vào người Laura, làm sáng hai má và mái tóc nâu thẳng của cô. “Em nên đi thôi,” tôi nói. Một trong hai chúng tôi phải đi trước để đón cô con gái nhỏ của chúng tôi là Jordan. Tôi có thể thấy tâm trí của Laura đang suy nghĩ sẽ nói với Jordan những gì. Trước đây, bản thân Samantha đã từng gặp rắc rối nhưng không bao giờ nghiêm trọng như lần này. Laura còn do dự cho đến khi chúng tôi có đôi chút cảm giác tốt hơn về chiều hướng bệnh trạng của Samantha. “Anh sẽ ở lại”, tôi nói. Tôi không thể tưởng tượng việc để con gái một mình. Laura gật đầu, nhìn xuống sàn gạch và không nhìn tôi. Dường như có đôi điều tôiche giấu khuôn mặt của ông dưới vành mũ. Tôi nghĩ ngay đến những điều khác dễ chịu hơn. Thấp nhất là lặng im gật đầu, còn tỏ vẻ giận hoặc thất vọng có thể làm mọi thứ phức tạp ngay.

Sau mùa hè đó, một cậu con trai lớn hơn tôi vài tuổi có tiếng là kẻ bắt nạt đã trêu chọc tôi nhát nước, nó làm cho bạn bè tôi khúc khích cười rất khó chịu. Rồi cha của cậu ta phải nhận một hung tin bởi vì ngay lúc đó ông vắng mặt ở rừng và hồ trong hai ngày liền, và ông đã xuất hiện trở lại trong vẻ hốc hác hổ thẹn. Thế là từ đó không đứa trẻ nào còn nói bất cứ điều gì khác với tôi về đuối nước.

Vào mùa thu, cha mẹ tôi đăng ký cho tôi học thêm và dắt tôi đi chơi cuối tuần thăm viện bảo tàng và vườn thú. Thật sự họ không hề làm ngơ như không có gì xảy ra, nhưng họ không bao giờ nêu sự việc lên. Nếu cảm thấy tôi buồn hoặc lo âu, họ làm tôi cười hoặc xoa tóc tôi cho rối bù lên, sau đó bày ra hoạt động mới hoặc đi dạo chơi. Đôi khi tôi gặp ác mộng (nó kỳ lạ là nhiều lần bị ngã từ độ cao hơn so với chỗ cô bé ngã chết đuối), và trong nhiều năm sau đó tôi vẫn còn nghĩ về Alexis khi có tai nạn xảy ra quanh tôi gợi nhắc về việc chẩn đoán chị gái của tôi Margaret bị bệnh bạch cầu (mặc dù chị vẫn còn sống cho đến ngày nay, bệnh có thuyên giảm), cha mẹ tôi ly thân rồi cuối cùng ly hôn. Năm tháng trôi qua, dường như tôi không còn nghĩ đến cô bé. Nhưng khi có cái gì đó xảy ra, hình ảnh cô bé lại trở về: tiếng cười vang vang, chiếc mũ trắng, dẫn tôi ào xuống nước. Mấy năm sau cha tôi đổ bệnh, chúng tôi đã bán căn lều bên Hồ Tiếng Vọng. Tôi đã ba mươi và mới kết hôn, vợ tôi là Laura đang mang thai con gái đầu lòng, đặt tên là Samantha. Cha của tôi sẽ không bao giờ có cơ hội để gặp con dâu. Tôi thường xuyên đến thăm ông ở bệnh viện, còn phần công việc quản lý buôn bán bề bộn, tôi giúp ông. Cả hai, lần đầu tiên trong nhiều năm, và lần cuối cùng trong hai mươi năm kể từ khi đó, không một ai kể lại việc chết đuối với tôi. Cha tôi nói ông tự hào về tôi. Ông không chắc có lần nào đó bảo tôi: “Nhiều trẻ em sẽ mất mạng vì một việc như vậy”, ông nói rồi quay sang khen tôi những thứ chung chung, về học lên đại học, bắt đầu có gia đình riêng, v.v. Tôi cảm ơn cha tôi và lái sang chuyện khác - tại thời điểm đó tim ông rất yếu khiến ông suy sụp nên tôi cần tránh cho ông những điều khó chịu.

Mấy ngày sau đó, bệnh ông trở nặng và cần bơm ôxy để duy trì sự sống, một nỗ lực tạm thời tốn kém để ông còn sống nhiều hơn một chút. Ông hốc hác, cánh tay và ngực bầm tím. Liên tục mê sảng, nói lảm nhảm rời rạc, và lên cơn mơ đuối nước một lần nữa. “Không biết bơi đâu”, ông nói, “nói nó đừng lo lắng, không bao giờ nó muốn vậy đâu.” Ông chỉ nói như thế, nó ở ngôi thứ ba, dù tôi không ở trong phòng với ông. Ít nhất đó là cái làm tôi nhớ lại vào lúc này. Dĩ nhiên, khi đó tôi không yêu cầu ông phải lặp lại hoặc giải thích điều do chính ông nói. Lời nói của ông có liên quan tới điều gì đó, theo logic bật ra trong tâm trí ông. Tôi chỉ nắm tay ông để giữ cho ông bình tĩnh. Lúc đó tôi thôi không nghĩ gì đến lời nói của ông, và không bao lâu thì cha tôi qua đời, rồi mười ngày sau, Samantha chào đời.

Bây giờ, tôi đang ngồi trong bệnh viện một lần nữa, nhưng bên giường của Samantha. Nó hai mươi tuổi, trong tình trạng hôn mê, chờ hồi phục từ tai nạn dùng thuốc quá liều. Đã trễ và quá giờ thăm viếng, nhưng các y tá đã vui lòng cho phép tôi ở lại. Yên tĩnh. Chỉ có một vài tiếng bíp và nhấp chuột xung quanh căn phòng, tiếng hít thở đều đặn qua máy thở của Samantha. Họ buông màn xung quanh chúng tôi, căn phòng tối hẳn, nhưng tôi có thể nhìn thấy con gái nhờ ánh sáng của màn hình hiện lên dấu hiệu sự sống của nó. Tôi có thể nói rằng mọi người đã tắm rửa cho nó sạch sẽ, người ta rửa sạch bụi bẩn hay vết dơ khác trên gò má, cằm và cổ của nó. Người thì chải và gom mái tóc nâu suôn dài của nó tết thành kiểu đuôi ngựa cho gọn và đặt lên vai nó. Chiếc ống nhựa xoắn đặt vào miệng nó đọng sương từ hơi thở của nó. Da nó tái nhợt, môi sưng húp. Nhưng khuôn mặt của nó bình thản, mắt nhắm nghiền, và nó cho tôi nhận biết khuôn mặt này, hoặc là tôi đã tưởng tượng ra nó trước đó, nhưng nó không phải là Samantha như tôi đã nhìn thấy, mà đó là Alexis, nỗi nhớ của tôi về cô bé trỗi dậy, bị đuối nước và được đưa từ dưới hồ lên. Samantha đã được tìm thấy trên bãi biển, bất tỉnh và ngộp thở. Nơi đó dường như có một đống lửa hoặc một nhóm người gồm nhiều hạng khác nhau, nhưng không có ai ở lại đó với nó khi nhân viên y tế đến. Có ai đó nặc danh đã gọi 911. Họ đã tìm thấy chai thuốc trong ví của nó - Vicodin, Percocet, Oxycodone. Nó không cử động hoặc phản ứng khi họ cố gắng lay thức nó. Tôi là người đầu tiên đến bệnh viện, sau đó không lâu thì Laura đến. Chúng tôi đứng nhìn con trọn hai mươi phút mà không nói gì. Gần đây xảy ra chuyện trục trặc giữa Laura và tôi, nhưng vì Samantha nên lúc trong bệnh viện, mâu thuẫn sâu xa nhất của chúng tôi đột nhiên cảm thấy không đáng kể. Laura ngã vào người tôi và cả hai theo dõi lồng ngực phập phồng của Samantha.

Sau đó, các y tá thay ca, họ yêu cầu chúng tôi rời khỏi phòng, và chúng tôi đi xuống cầu thang đến phòng chờ. Không có ai ở đó, chúng tôi mỗi người ngồi trên mỗi đầu của một chiếc ghế nhựa bị vẹo. Đó là buổi chiều muộn. Mặt trời chiếu vào người Laura, làm sáng hai má và mái tóc nâu thẳng của cô. “Em nên đi thôi,” tôi nói. Một trong hai chúng tôi phải đi trước để đón cô con gái nhỏ của chúng tôi là Jordan. Tôi có thể thấy tâm trí của Laura đang suy nghĩ sẽ nói với Jordan những gì. Trước đây, bản thân Samantha đã từng gặp rắc rối nhưng không bao giờ nghiêm trọng như lần này. Laura còn do dự cho đến khi chúng tôi có đôi chút cảm giác tốt hơn về chiều hướng bệnh trạng của Samantha. “Anh sẽ ở lại”, tôi nói. Tôi không thể tưởng tượng việc để con gái một mình. Laura gật đầu, nhìn xuống sàn gạch và không nhìn tôi. Dường như có đôi điều tôi nên nói ra, những điều hy vọng, hoặc nên thể hiện một cử chỉ nào đó. Nhưng rồi cảm thấy không có điều gì hoàn toàn phù hợp, thì cũng đã quá muộn, Laura đứng lên và sẵn sàng rời bước, và tôi nhớ đến chuyện Samantha, lúc nó mười hai tuổi, bị bắt gặp đang hút thuốc trong phòng nữ sinh ở trường. Laura và tôi gặp nhau tại văn phòng hiệu trưởng (tôi đi xe lửa và bị trễ), khi đó Samantha ngồi lặng lẽ để mái tóc che phủ đôi mắt và khuôn mặt của nó và chúng tôi cùng nghe những lời buộc tội. Nó gần như không nói gì và im lặng cho đến khi về tới nhà. Nó gập mình trong chiếc ghế tựa, tay ôm chặt đầu gối trần tái nhợt của mình, và tôi đã hỏi han, không phải là lần cuối cùng, nhìn vẻ nó ngây thơ, bé bỏng làm sao. “Chuyện thế nào vậy, Sam?” Tôi hỏi, như thể nó đang đợi tôi hỏi, mặc dù bao giờ cũng câu hỏi đơn giản đó. Tôi nghĩ có lẽ nó chỉ không muốn nói trước mặt bà hiệu trưởng. Nhưng nó chỉ nhún vai. Tôi nhìn qua Laura, để xem cô ấy có thể muốn thay lối dạy bảo khác hay không, nhưng cô không nhìn tôi, chỉ để cho hai cha con nói và cô không quay lại hay nói bất cứ điều gì mặc dù tôi chắc chắn cô phải cảm thấy tôi nhìn sang cô. Cô quay mặt ra ngoài, tay nâng cằm, nhìn chăm chú hay giả vờ nhìn chằm chằm màu đỏ của mặt trời phản chiếu qua các tòa nhà bên ngoài cửa sổ.

Sau khi Laura đi khỏi, tôi lại tiếp tục ngồi chờ cạnh giường ngủ của Samantha, nhìn con gái và tự hỏi về chiều sâu âm u trong ý thức mà nó đang hướng tới, rồi tôi nghĩ về Alexis và Hồ Tiếng Vọng. Mùa hè năm đó, Laura và tôi đã đưa các con ra bãi biển - đại dương chứ không phải là hồ - và những con sóng có chút mạnh mẽ hơn so với dự kiến vào thời điểm đó trong năm. Samantha khoảng tám tuổi và Jordan vẫn còn là một đứa bé. Tôi và các con lội ra đến đầu gối của tôi và đến ngang vòng eo của hai chị em, tôi nắm chặt tay chúng. Samantha đã là một tay bơi cừ, nhưng những con sóng làm tôi lo lắng. Chúng tôi nói với nó không đi bơi khi không có chúng tôi, nhưng buổi chiều hôm sau tôi nhìn thấy nó đang ra xa khoảng một trăm yard hoặc hơn nơi nước sâu tới ngực. Nó nhảy sóng và cười, nhưng từng con sóng khác dường như nhận nó xuống, và tôi bỗng thấy nó mất hút. Sau đó tôi thấy nó trở lại, cơ thể tái nhợt dưới nắng, nhìn xanh như tàu lá, khi thủy triều rút xuống, nó trượt chân theo ra chỗ sâu hơn và xa hơn. Tôi chạy hết tốc lực đến kéo nó lên bờ. Nó ho và khóc nức nở, và ra sức vùng vẫy thoát ra khi tôi đưa nó trở lại bãi biển. Tôi đặt nó xuống, Laura lấy khăn tắm quấn quanh người nó và lau cho nó khô. Khi Samantha bình tĩnh một chút, tôi quỳ bên cạnh và hỏi tại sao đi tắm khi không có mặt cha mẹ. Tôi đẩy một lọn tóc quăn ướt trên trán nó, và nó lùi lại và quấn khăn chặt hơn. “Con vẫn ổn”, nó nói. Trên đường lái xe về nhà, trời ngả màu xám và ẩm ướt, hai đứa con gái ngủ thiếp đi ở ghế sau. Laura dường như chưa thông suốt vụ việc. “Ở đó đã xảy ra chuyện gì?” Cô ấy hỏi. Câu hỏi của cô ấy tôi thấy là lạ, sau đó tôi nghĩ có lẽ cô đã không nhìn thấy Samantha ra tắm trước khi tôi tìm ra nó. Tôi đã giải thích về những con sóng, nó đánh và dìm con bé xuống như thế nào, về loại sóng dội từ bờ có thể làm chết đuối ngay cả vận động viên có kinh nghiệm cũng khó ngờ. Nhưng điều đó đã không làm cô hài lòng. “Anh chộp nó,” cô nói, “và kéo nó ra khỏi nước, tôi thấy anh đã gây ra tổn thương cho nó.” Tôi không biết phải nói gì. Khi việc xảy ra thì Laura ở cách đó một trăm yard hoặc hơn, và tôi tự nhủ từ khoảng cách đó thì có thể nhìn thấy mọi vật rất khác nhau. Nghĩ lại chuyện xảy ra, tôi không thể tìm thấy bất cứ điều gì tôi đã làm lúc đó là không cần thiết. Tôi liếc qua và bắt gặp ánh mắt của Laura, tôi cảm thấy cô đã nhìn xoáy vào tôi. Cô ấy đã quan tâm, có vẻ dịu dàng, nhưng tôi cũng thấy rằng cô ấy sợ. Cái nhìn chưa từng có.

Chúng tôi im lặng trong suốt thời gian chạy xe. Trời sập tối. Lúc đó, tôi kể cho Laura về Hồ Tiếng Vọng. Tôi chưa từng kể với cô chuyện này. Bởi lý do nào đó, chính nó không bao giờ xuất hiện. Tôi nhận ra rằng mình bị ám ảnh nhiều lần khác nữa, khi các con gái ở gần nước - đôi khi tôi chủ định nhớ lại cô bé Alexis và chuyện chết đuối, đôi khi không nhớ tới. Tôi đã kể với Laura mọi chuyện và cô lặng lẽ lắng nghe. Sau đó, cô đặt tay lên đầu gối của tôi và xin lỗi là cô đã không biết chuyện đó. Trên quãng đường về nhà còn lại, chúng tôi không nói chuyện, và tôi tự hỏi chúng tôi cần nói thêm điều gì nữa không. Nhưng chúng tôi đã không nói thêm, và đó là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện ấy. Về tới nhà, chúng tôi đưa các con vào trong - Laura ẵm Jordan còn tôi đỡ Samantha, kéo chúng vào lòng và hôn chúng, da của chúng vẫn còn rám muối.

Lúc này tôi đang ngồi bên Samantha, nhìn từ khuôn mặt của nó tới màn hình, cố gắng giữ tinh thần theo ánh đèn nhấp nháy và tín hiệu báo nguy nho nhỏ hết giờ này qua giờ khác. Laura đã nhắn tin trước nói rằng cô và Jordan đã về nhà an toàn, và Jordan đã ngủ. Tôi trả lời ở đây không có gì mới, vẫn chờ đợi, rằng tôi sẽ ở lại cho đến lúc họ bảo tôi ra. Đã gần nửa đêm. Nhân viên y tá trực đêm thật thân thiện. Bà khoảng bảy mươi làm tôi nhớ bà ngoại của tôi ngày tôi còn bé. Bà thao tác điều chỉnh màn hình và máy bơm khéo léo và chuẩn xác. Bà vừa làm vừa nói chuyện với tôi. “Anh nên về nhà”, bà nói. “Anh cũng cần phải chăm sóc bản thân.” Tôi cảm ơn nhưng nói không mệt mỏi, và muốn ở lại. Bà đứng sau lưng tôi và ngắm Samantha. “Cô ấy là một cô gái xinh đẹp”, bà nói thì thầm bên tai tôi và tươi cười. Đó là cái nhìn và nụ cười của người đã từng nuôi dạy con cái. “Tưởng chừng như chúng có mặt trên trái đất này để thỉnh thoảng làm chúng ta điên lên, phải không anh bạn?”, bà nói. “Tất cả những gì chúng ta có thể làm là yêu thương chúng”, bà nói tiếp, và tôi chỉ có thể gật đầu. Giọng của bà thậm chí còn nhẹ nhàng hơn, bà giải thích, “Đó không phải lỗi của bạn, bạn đã biết đấy”. Và ngay lúc đó tôi thấy khó thở, và cảm thấy máu dồn đến da như nó muốn bung vỡ, tôi biết tôi không nên trả lời nhưng tôi không thể ngăn mình lại. “Tại sao là lỗi của tôi?”, tôi hỏi, khi đó vùng da xung quanh mắt của cô con gái sụp xuống, và tôi có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi căng lên trên khuôn mặt của nó, mặc dù một nửa nụ cười thì vẫn còn đó, có thể là sự cố gắng để dỗ tôi quay lại. “Tại sao điều quái gỡ đó là lỗi của tôi?” Tôi lặp lại, giọng căng thẳng, và đột nhiên tôi muốn phục hồi lại nụ cười của con gái bằng mọi cách, lau cho nó sáng rõ, tôi đứng mà tay tôi run rẩy, các y tá đặt ống tiêm và cuộn dây ống khám của họ xuống và chạy ra cửa. Sau phút Samantha mất, tôi đứng chết lặng, hơi thở rít thành tiếng trong mũi của tôi, và rồi nó được đặt ở chỗ cửa chính có hai người đàn ông to lớn đeo phù hiệu và áo len đen đứng gác. Người tôi lớn lên như phỗng, nhìn họ mệt mỏi nhưng không vô hồn, và có điều gì đó khiến tôi thấy vui mừng vì cuối cùng họ đã đến, dường như họ đã đi theo tôi từ lâu lắm.

Dương Đức dịch  
(SHSDB40/03-2021)




 

 

Các bài mới
Máy lạnh (02/12/2024)
Những bàn tay (01/11/2024)
Bữa trưa (18/10/2024)
Sushi(1) (18/09/2024)
Con diệc trắng (22/08/2024)
Trở về (07/05/2024)
Các bài đã đăng
Qismati và Nasibi (29/04/2021)
Quả bóng đỏ (16/04/2021)
Cô bé bán diêm (18/02/2021)
Ván cờ (08/01/2021)
Tiếng gọi cửa (17/12/2020)
Đứa bé (16/10/2020)