PIMEN PAN-TREN-CÔ Cánh rừng còn mìn Cạnh làng Du-bráp-na Ngược với lô-gic của người già Có một cánh rừng bị mìn nham nhở Im lìm quen với số phận xót xa. Dường như cái thời tươi đẹp đã qua Cánh rừng bây giờ cô độc, câm lặng Dấu vết chiến tranh còn in dày đặc Trên từng khóm lá, thân cây Ở đây chả có công binh Cả năm bốn tư, những năm sau nữa Đến tận giờ mìn ngày ngày vẫn nổ Nỗi kinh hoàng gieo rắc chung quanh Không chỉ một năm rừng bị vây quanh Ngăn cách người bằng kẽm gai tua tủa Từ đằng xa ngỡ tiếng rì rào muôn thuở Yên lành như bao cánh rừng xa. Ở đây biết bao mìn Đức, mìn ta Mìn tự tạo, mìn công binh xưởng Trẻ con biết: vào rừng rất nguy hiểm Người lớn gọi rừng nộ chúng…, phòng xa… Cháu bé trai không trèo cây, vặt quả Cháu bé gái nhặt nấm không đi qua Bởi dưới mỗi gốc cây là mìn đang ẩn Sẵn sàng bùng lên những khối chớp lòa. Lỡ đôi lúc có chú cáo, con chồn Từ bụi này chạy vọt sang gốc nọ Lửa chớp bùng lên trùm tất cả Khói mìn khét lẹt tận xóm thôn. Bác du kích già lại đăm chiêu Cơn đau như bao lần, trăn trở Ôi thế kỷ hôm nay văn minh và khắc nghiệt Cuộc đấu tranh còn tiếp tục chưa thôi. XÉC-GÂY DA-CÔN-NI-CỐP Khi cây bạch dương của tôi còn sống Khi cây bạch dương của tôi còn sống Dòng nhựa đời căng sức trào tuôn Những con chim họa mi Không bay về trong tiếng sấm Xuyên vòm cây cuộc đời Quay cuồng trong gió rít Từ thăm thẳm khoảng trời Chiếc lá xanh rơi xuống! Tôi là khoảng rừng sáng Nơi có con bướm phấn tắm trong sương Nơi dãi mù vấn vương Ánh lên màu nơ đỏ. Màu sáng trắng rừng bạch dương tỏa Làm tinh khiết thêm vẻ đẹp trên đời Cho anh hiểu hơn giá trị con người Và biết mình là ai, từ đâu tới Con đường đất tôi đi không phải dài vời vợi Nhưng tôi cảm ơn số phận muôn lần Bởi màu trắng của bạch dương là vĩnh viễn ở đời Nơi quê tôi, trong tâm trí mỗi người Quê hương ơi vùng lên từ bóng tối Của màn đêm đầy những nỗi lo âu Và con cháu tôi suốt đời gìn giữ Mảnh đất này: hạnh phúc, buồn đau Hãy mãi tươi xanh ơi cây bạch dương bằng nỗi đau sáng chói! Ca lên mãi bài ca vui sướng hân hoan! Ta cùng chung quê, sống trên cùng thửa đất Cùng cội nguồn cắm chắc trong lòng sâu. ANATÔN GRÊTANIKỐP Bài số học Năm bốn lăm Lớp một Chúng tôi học giờ số học Những đứa trẻ còm nhom, đói rách, còi cọc Đang học những phép nhân chia. Cô giáo viết lên bảng đen Những con số Tôi bỗng nghe mặt mày xây xẩm Cháy cả ruột gan: Hôm qua người ta bảo rằng anh trai tôi Đã hy sinh rồi ở ngoài mặt trận… Cả làng như nấm mồ giữa đồng cô quạnh Bài tính trừ dài mãi theo tháng năm Mẹ tôi sinh ra được bốn trai Chỉ mình tôi - bé nhất nhà - còn sót lại Trong căn hầm mẹ tôi xem bói Ngọn nến mờ treo trên những giọt nước long lanh Liệu có qua, ôi mái đầu bạc trắng Hay lại nhân lên nỗi bất hạnh, khổ đau? Bố sẽ về - Chúng tôi sẽ cùng nhau Nỗi bất hạnh chia ba phần san sẻ… Từ buổi học xưa, bốn mươi năm tròn tháng lẻ Tôi đi, đầu điểm bạc tự lúc nào… (NGUYỄN TƯ SƠN dịch) (4/12-83) |