Tôi sinh ngày 7-10-1946, vào mùa thu vàng rực của bạch dương và cây phong miền Trung nước Nga. Từ nhỏ đã mơ trở thành người đi biển sống trên các đại dương. Có lẽ những cánh đồng lúa mì chín vàng lượn sóng trong gió, đã mang lại cho tôi tình yêu biển, yêu thơ (làm nẩy sinh tình yêu thơ, yêu biển). Mà cũng có lẽ tình yêu ấy là do bầu trời cao xanh vời vợi như biển biếc với từng đám mây trắng ở miền quê tôi mang lại. Tình cảm và muôn ý nghĩ luôn tràn đầy trong trái tim tôi, luôn tìm lối thoát, để rồi cuối cùng tất cả trào dâng thành bản nhạc cuộc đời ở nơi tôi. Vậy là tôi trở thành người đi biển, được tận mắt nhìn thấy sự hùng vĩ của các đại dương và hầu như tất cả các biển trên bản đồ thế giới. Tôi được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của lục địa và rất cảm phục vẻ đẹp ó. Tôi được mắt thấy tai nghe, chứ không phải qua phim ảnh, cảnh mọi người đau khổ và trong trái tim tôi luôn nhức nhối. Từ đó tôi làm thơ nói về cảnh con người lầm than, con người đau khổ. Những bài thơ này được in trong tờ báo của con tàu chúng tôi. Sau đó, khi quyết định đi sâu vào văn học, tôi vào học khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép. Tốt nghiệp xong, tôi làm cán bộ giảng dạy, dạy văn học cho các sinh viên ngoại quốc: Lào, Việt ,
, Anh, Ápganixtan… Thơ của tôi in trong tạp chí “Đi lên” thuộc thành phố Vôrô-nhe-giơ gần quê tôi. Vì công tác giảng dạy, nên tôi không dành mọi thời gian cho thơ được. Nhưng thơ và biển luôn ở trong tôi và mãi bên tôi. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc được sang công tác ở Việt , làm việc ở Huế - cố đô, miền đất của thơ và nghệ thuật. Tôi viết nhiều về Việt
, đất nước độc đáo, kỳ diệu và sâu sắc.
Bố
Trong bố tôi đã chết đi con người nghệ sĩ Giọng trầm - Stê-cô-lốp, cũng có thể Sa-lia-pin [1] Giá không vì nghèo, bệnh tật và đói rét Giá không có Hít-le chắc mọi chuyện quá dễ dàng.
Khi ông cất tiếng hát bài “Ê-rơ-mác" [2] Tôi nghe rùng mình vì cơn giận bão giông Cơn thịnh nộ bùng lên từ muôn bao thế kỷ của I-tư-sơ [3] Đè nặng tim tôi suốt thời thơ ấu
Mọi người lắng nghe lời cha tôi hát Họ khóc đau thương vì Ê-rơ-mác đã hy sinh Trong cuộc giao tranh với kẻ thù độc ác Dưới vực sông ông đã bị cuốn chìm
Khi đất nước hết chiến tranh, gian khổ Bố tôi đâu còn giọng hát khoẻ trầm vang Vòng hoa bạc của mái tóc ông bạc trắng Như tiếng hát đã biến mình giữa xoáy lốc thời gian
Cảm ơn bố và con xin lỗi bố Tha thứ cho con, đừng trách mắng con lười Con không có giọng trầm như cha để hát Nhưng trong con một sức mạnh khác đã chín muồi
Sức mạnh ấy sẽ xuyên qua năm tháng Bén rễ trong tim mỗi một con người Nó sẽ chứa đựng vẹn nguyên giọng trầm hùng của bố Khi trở nên lời bão tố tự trang thơ. Hoàng Công Tràm và Nguyễn Tư Sơn dịch
Câu chuyện về cánh sếu và bông sen Tặng M.D.
Chúng ta cùng vui và đêm tràn ngập quanh ta, đêm chiếu sáng Bầu rượu vang ta uống như chẳng bao giờ cạn Trăm năm sau em sẽ là bông Sen tươi thắm Và tôi thành cánh Sếu lạ bi thương.
Bằng đường bay khó lòng nhìn thấy Tôi sẽ gắn nước Nga thân thương với nước Việt của em Bằng tiếng nức nở nghẹn ngào của cánh Sếu xa phương Về sự sống, về cái chết, với em - tôi sẽ kể.
Trong mùa lá rụng, mưa rơi trăn trở Với cánh Sếu đầu đàn anh minh đưa lối Tôi bay đến nước em, nơi hạnh phúc ngập tràn, Nơi nuôi sống và sưởi ấm chúng tôi trong những ngày đông giá.
Đôi cánh khoẻ đã mệt rời sau đường bay vất vả Đón tiếp tôi, em niềm nở, ân cần Giữa hồ nước sáng trong, như ngọn gió mát lành Tôi sà cánh xuống bên tiếp thêm sức mạnh. Hồng An dịch
(nguồn: TCSH số 1 - tháng 6.1983)
[1] Stêcôlốp, Saliapin - hai nghệ sĩ hát giọng trầm nổi tiếng ở Liên Xô [2] Ê-rơ-mác: tên một bài hát Nga nói về người anh hùng Ê-rơ-mác [3] I-tư-sơ: Tên một dòng sông ở Xibia nơi người anh hùng Ê-rơ-mác đã chiến đấu và hy sinh.
|