Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, trong bài viết này, chúng tôi muốn chỉ ra, cùng sử dụng motif Kyto giáo nhưng hai tác phẩm Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov và Đoạn đầu đài của Aitmatov đã có cách tân sáng tạo như thế nào so với Kinh thánh, đồng thời góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách độc đáo của từng nhà văn.
1. Không phải ngẫu nhiên, trong Đại lễ Phật đản 2516, tổ chức tại Viện Đại học Vạn Hạnh, một cái nôi truyền bá tư tưởng Phật giáo tại miền Nam trước 1975, Thượng Tọa Thích Minh Châu đã khẳng định chủ đề của việc cử hành lễ Phật đản năm 1972 là: “Đạo Phật với Văn học và Nghệ thuật”.
1. Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, trong đó có văn hóa Trung Hoa, thể hiển rõ nhất là ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và Lão giáo.
“Tiểu luận này không có ý định trao đổi trực tiếp với tác giả Bùi Việt Thắng về những nhận định của ông trong Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, Nghiên cứu văn học (Hà Nội, s.7/2006). Nếu có ý kiến nào của tác giả mà chúng tôi chưa thật đồng tình, chúng tôi sẽ chua thêm ở phần chú thích. Ở đây mượn ý tưởng “bài học văn chương” của tác giả, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới sự tác động của tác phẩm tới đời sống sáng tác hiện thời, như Phạm Thanh Khương chẳng hạn, là một minh chứng khá rõ ràng cho bộ phận tiếp nhận ảnh hưởng của tác phẩm”
NGUYỄN ĐÌNH CHÚ
Bài viết này nhằm phác thảo chân dung một người Việt Nam mà - nhà cách mạng tiền tiền bối đồng thời là một học giả Mácxit tiên phong và trứ danh, anh hùng lao động, Trần Văn Giàu - đã viết trong bài Trần Đức Thảo - nhà triết học (1) : “ Mình không có triết học. Nếu có thể nói có một nhà triết học thì người đó là Trần Đức Thảo. Trần Văn Giàu là một giáo sư triết học hay nhà nghiên cứu triết học”. Người đệ tử này cũng xin được nói thêm, mong rằng không sai : thanh danh Việt Nam trên trường quốc tế, về học thuật, có lẽ đến nay chưa ai vượt qua Triết gia Trần Đức Thảo. Sau đây xin được phác thảo chân dung cụ thể của Triết gia Trần Đức Thảo ở dạng ban dầu.(1)
Nhiều mảnh đời ở nhiều không gian khác nhau được đồng hiện trong mẫu số chung là nỗi đau mất con và chưa thể tìm thấy xác. Cô đơn, khổ đau, thậm chí là điên loạn và tuyệt vọng. Câu hỏi cuối cùng vang lên vẫn là “có ai biết xác con tôi chôn ở đâu không”, “xác con tôi đâu/ xác con tôi đâu”?
“Trò chơi ngôn ngữ của nghệ thuật không đơn giản là một trò chơi vô tư, mang tính hình thức chủ nghĩa thuần túy nữa mà hàm ẩn tính chính trị ở bề sâu. Sự tìm tòi hình thức, những nỗ lực phá vỡ quy ước thể loại, ngữ pháp, ngữ nghĩa… trong văn chương hậu hiện đại, thực chất, chính là nỗ lực tạo hình cho các tiểu tự sự, kháng cự lại nguy cơ bị đồng hóa, bị hòa tan tiếng nói vào trong các đại tự sự”
Nếu so sánh với Roland Barthes ta sẽ thấy, đối với Barthes, yếu tố mảnh trở thành vô tận, nó cho phép tháo gỡ các ý nghĩa và khiến cho văn bản có các diễn giải vô tận, « dệt nên hằng hà sa số ý nghĩa » ; đối với J-P. Richard, mảnh là tổng thể ; nó quy chiếu các yếu tố đơn lẻ về sự vận hành nội tại của tác phẩm, tức là cái tổng thể mà nó từng bị tách ra.
Vào buổi bình minh của thời Cận đại (thế kỷ 16-18), có hai nhà tư tưởng lớn người Pháp chủ trương hai con đường khác nhau và đều gây ảnh hưởng sâu đậm đến ngày nay
Khi mà ngôn ngữ chưa trở thành một hiện thực đặc biệt, nó thường bị đồng nhất với chính hiện thực, trùng nhập với nó. Nhưng ngay khi những ranh giới riêng của nó được vạch rõ thì mới hay có tồn tại những đối tượng của con người không trùng với ngôn ngữ. Nghĩa là đối với chúng phải có những cách hiểu riêng biệt, mới mẻ.
Sự ồn ào của triết thuyết Hiện sinh đã lắng xuống từ lâu, những hiểu lầm có tính chất thời thượng từ hai chữ Hiện sinh đã được làm sáng tỏ và đã đi vào quá khứ, các cuộc tranh luận xung quanh những tư tưởng của triết học và văn học Hiện sinh cũng đi đến các kết luận (dù là tương đối). Nhưng những tư tưởng của ông với tư cách một con người, một trí thức không hài lòng với hiện trạng xung quanh mình, luôn tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những chân trời mới, đã thực sự là bài học quý giá cho các thế hệ sau này.
Để có cơ sở đánh giá và xây dựng chương trình cũng như biên soạn giáo trình lí luận văn học nước nhà hiện nay, một công việc cần kíp là tìm hiểu chương trình và giáo trình lí luận văn học ở các nước có nền lí luận văn học phát triển. Các nước phát triển về lí luận văn học có thể kể là Nga, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc. Tuy nhiên do hạn chế về thông tin, chúng tôi chỉ giới hạn trong các nước Anh, Mĩ, Pháp, Nga và Trung Quốc
Ở Việt Nam thế kỷ XX, đường đi của hiện tượng học là những nẻo đường vòng, và đường đi của hiện tượng học văn học thì thêm mấy ngã rẽ. Trần Đức Thảo cùng với M.Ponty, J-P.Sartre, E.Mounier,… là những người đầu tiên thuộc nền học vấn Pháp tiến hành kiểm thảo thư khố Husserl ở Bỉ. Từ đấy, mở đầu cho sự bành trướng hiện tượng học ở Pháp. Vinh quang của triết gia Thảo, bắt đầu từ hiện tượng học, và cũng từ đây, cắm dấu cho sự xâm thực vào hiện tượng học của người Việt.
Về khái niệm “hiện đại” và “chủ nghĩa hiện đại”, chúng tôi đã có một bài viết đăng trên Văn nghệ trẻ số 51-2011 và trên Vanvn.net ngày 19-12-2011. Ở đây chúng tôi xin nói rõ thêm về tình hình giới thiệu và nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam và sau đó trình bày bản chất và đặc trưng của nó.