TRẦN VĂN DŨNG - TRƯƠNG THỊ THU NGÂN
Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association des Amis du Vieux Hué) đã được thành lập theo đề xuất của linh mục Léopold Cadière và sự chung tay xây dựng của những bạn bè trong giới trí thức, nhân sĩ ở Huế.
VÕ VINH QUANG
Huế - xứ sở được mệnh danh là Kinh đô Phật giáo, nổi bật nhất là thời kỳ gắn liền với sự thăng trầm của dòng Thiền Tào Động (cuối thế kỷ XVII) và dòng Thiền Lâm Tế chánh tông do tổ sư Nguyên Thiều Hoán Bích và tổ Thiệt Diệu Liễu Quán - vị tổ sư của Lâm Tế Việt Nam khai sơn vào đầu thế kỷ XVIII.
LTS: Sau khi ra mắt vào cuối năm 1913, bắt đầu từ năm 1914, Hội Những người bạn Cố đô Huế (BAVH) có ra tờ tập san riêng, xuất phát từ chủ trương của linh mục L. Cadière và ông cũng là chủ bút suốt thời kì tồn tại của Tập san. Mỗi năm Tập san ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt, trung bình 3 tháng 1 số; hình thức trình bày đơn giản nhưng rất trang trọng và nghệ thuật.
TRẦN VĂN DŨNG
Tập san BAVH là một trong các tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó chuyên viết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học... hay nói một cách tổng quát là văn hóa cung đình, văn hóa bác học và văn hóa dân gian.
NGUYỄN PHÚC VĨNH BA
LTS: Bản nghĩa của văn hóa chính là sự gieo trồng tinh thần (cultus - latin), và là sự tiếp diễn của quá trình kế thừa truyền thống xã hội. Sự gieo trồng tinh thần ấy lại xuất phát từ sự quyến rũ của vùng văn hóa, sự thật mà chúng ta bắt gặp được trong hành trình tìm kiếm những lớp trầm tích của Huế. Hội “Những người bạn Cố đô Huế” 100 năm trước vì sự “yêu mến chân thật” vùng đất này đã có những “ứng xử hiếm có” ở các thuộc địa trước đây.
Nhân 100 năm thành lập Hội “Những người bạn Cố đô Huế” (1913 - 2013), Sông Hương dành số trang nói về “cuộc tìm kiếm và gìn giữ những kỷ niệm của Huế xưa” đầy nhiệt tâm đó.