Tạp chí Sông Hương -
Sau 50 năm, "Điệp viên 007" và The Beatles vẫn là "tượng đài"
14:46 | 08/10/2012

Đã  50 năm trôi qua kể từ khi thế giới xuất hiện những ban nhạc và những bộ phim tình báo hấp dẫn. Bộ phim Điệp viên 007 (Jame Bond) và ban nhạc huyền thoại The Beatles đã trải qua rất nhiều sóng gió của thời gian để trở thành tượng đài văn hóa đại chúng của thế giới.

Sau 50 năm, "Điệp viên 007" và The Beatles vẫn là "tượng đài"
Điệp viên 007 (trái) và ban nhạc The Beatles

 

Vai người hùng 007 cho đến nay vẫn chưa có một vai diễn nào, dù là ở trong các bộ phim “bom tấn” có thể thay thế được, còn The Beatles thì đã làm thay đổi âm nhạc thế giới mãi mãi.

1. Đã 50 năm trôi qua, thế giới được thưởng thức bộ phim tình báo hành động Điệp viên 007 (James Bond)  và những ca khúc tuyệt vời trong đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc The Beatles trong cùng một năm: 1962.

Điệp viên 007 đã khai mở một thương hiệu phim hành động thành công đến độ bộ phim này kéo dài thành 22 tập trong nửa thế kỷ, trải qua rất nhiều đời đạo diễn, và càng tiếp tục thì càng thành công. Người hâm mộ đã một hoặc nhiều lần hóa thân vào nhân vật anh hùng 007, và có một fan của James Bond sẽ được vinh dự thủ vai thần tượng lần thứ 23 vào tháng ngày 9/11 tới, đó là nam diễn viên Daniel Craig.

Điệp viên 007 là nhân vật anh hùng trên màn bạc được diễn đi diễn lại nhiều lần nhất và ít bị biến đổi nhất. 007 không chỉ thích nghi với một thế giới đang biến đổi từng ngày từng giờ trong bộ vest sặc mùi tình báo, những pha đấu võ mạnh mẽ, những phát súng thiện xạ mà chỉ trong chớp mắt đã hạ gục kẻ thù; mà còn ở phong cách sống rất lịch lãm và rất nam tính với phụ nữ, kể cả với những nữ gián điệp xinh đẹp quyến rũ của đối phương- những cô nàng sẵn sàng lên giường với 007 để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhượng quyền thương hiệu điệp viên  007 đã tạo ra một kỷ lục cho đến nay chưa bị phá vỡ trong nền công nghiệp điện ảnh thế giới kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Người ta cho rằng, hình tượng điệp viên 007 luôn chiếm được tình cảm của khán giả đã nhiều thế hệ bởi 007 thể hiện sự lý tưởng hóa vượt thời gian trong quan hệ tình ái và hành động tình báo nhưng không để lại hậu quả đáng tiếc. 007 đã thành công đến mức dù có thay đổi rất nhiều diễn viên thủ vai người hùng 007 nhưng vẫn làm mê đắm lòng người, đặc biệt trong lòng những fan nữ

2. Còn đối với The Beatles, ít nhất trong hơn một thập kỷ, họ đã thay đổi toàn bộ âm nhạc thế giới. Âm nhạc của The Beatles đã dẫn đầu “cuộc xâm lược văn hóa” Anh  làm xáo trộn âm nhạc Mỹ không chỉ bằng giọng hát tràn đầy cảm xúc, phong cách biểu diễn rực lửa hết mình, mà còn ở hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và cả những bài hát do chính họ sáng tác. Không ít fan ở Mỹ những năm 60 thế kỷ trước đã có chung một nhận xét rằng “cuộc xâm lược của The Beatles” là hành trình du ký âm nhạc của Anh với thông điệp “tình yêu và hòa bình” đến với người dân Mỹ.

Bây giờ, người yêu nhạc nghe Love Me Do (Hãy yêu anh đi) vẫn có cảm giác thật mới lạ, tươi trẻ. Hãy yêu anh đi vẫn nổi bật, không bao giờ lỗi thời. Có được điều kỳ lạ này là bởi vì Hãy yêu anh đi có phong cách rất lạ tai, cởi mở, hơn nữa hòa âm phối khí có sự cộng hưởng âm thanh rộng lớn, tạo cảm giác gần gũi chủ yếu trên nền tiếng đàn ghi ta Jangly (đàn riêng của The Beatles).

Cho đến nay có rất nhiều các ban nhạc nổi tiếng, thậm chí có cả Rolling Stones đã một thời vay mượn “nền nhạc hòa âm” có một không hai đó nhằm mục đích tạo hiệu ứng âm thanh cho một album của mình. Nhưng Rolling Stones đã thất bại, bởi vì bản gốc Hãy yêu anh đi của The Beatles biến tấu rất linh loạt, tạo nên trận đồ ma trận thanh âm khiến cho Rolling Stones không thể bắt chước được.

Các ca khúc của The Beatles vẫn sống mãi với thời gian cùng công chúng yêu nhạc, bởi vì họ đã làm cho các ca khúc của mình tự giải phóng khỏi công thức âm nhạc cổ điển “tù bí”. Điều này tạo nên cho the Beatle con đường nghệ thuật riêng vững chắc và âm nhạc của họ đã dạy cho âm nhạc thế giới nhiều bài học quí giá.

                                                                            Theo Phạm Anh Trúc - TT&VH

Các bài mới
Các bài đã đăng
Biển Việt (01/10/2012)