Tạp chí Sông Hương -
Nguy cơ sạt lở đê Hồ Truồi
08:47 | 10/10/2014

Kênh cấp một, là dòng kênh chính bắt nguồn từ chân đập Hồ Truồi - ở xã Lộc Hòa huyện Phú Lộc…có chiều dài 14 km đi qua năm xã là: Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc An, Lộc Sơn và Lộc Bổn, huyện Phú Lộc…rồi đổ vào sông Lợi Nông.

Nguy cơ sạt lở đê Hồ Truồi
Nước chảy phun trào từ thân đê

Với nhiệm vụ cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của bờ nam sông Hương và bờ bắc sông Truồi. Gồm các đơn vị hành chính thành phố Huế, huyện Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Thủy. Không chỉ cấp nước sản xuất nông nghiệp mà vai trò của hồ Truồi còn cấp nước sinh hoạt, chống nhiễm mặn cho các địa phương nói trên.

Ghi nhận tại tuyến kênh – bao gồm kênh và đê chính – được gọi là kênh cấp một của công trình thủy lợi này, với chiều dài 14 km chúng tôi quan sát thấy những  mảnh vở toang hoác của kết cấu bê tông, nước chảy ngầm trong lòng đê. Với đặc điểm  là kênh đắp đất chứ không phải được đào như các dòng kênh khác, vì địa hình đồi núi; lòng kênh cao ngang với nóc nhà của các hộ liền kề, với sự cố nước chảy trong lòng đê, tạo nên sự thẩm thấu đang là nỗi lo trường trực của các hộ dân ở dọc theo tuyến đê cấp một này khi mùa mưa lũ đã đến. Ông Phùng Quang, người có kinh nghiệm trong việc đào ao, đắp đê cho biết: “Nếu nước đã chảy vào thân đê thì nguy cơ khó lường lắm, sau khi nước thấm vào phá vỡ kết cấu tạo ra khoảng không gian thì sẽ có các loại động  vật vào đây sinh sống.…nó sẽ tác động hơn nữa và vết nứt sẽ ngày càng rộng.”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hệ thống kênh cấp một hồ Truồi sau khi vượt sông Truồi bằng cầu Máng – Nghĩa là cầu có lòng máng tải nước vượt sông, trên có thể cho ô tô loại nhỏ qua về. Toàn bộ hệ thống kênh còn lại được đắp đất, lu, lèn trên mặt đất tự nhiên và đương nhiên nó cao hơn mặt bằng bình thường của đất đai ở khu vực nó đi qua. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã nhận rõ sự xuống cấp của công trình, do vậy sự lo lắng của người dân là đương nhiên. Nếu bình thường, tốc độ dòng chảy ở dòng kênh này không đáng ngại, nhưng khi xả lũ hoặc nước tràn đập và lúc cần cấp cứu cho mùa vụ thì tốc đột đạt 12 mét khối mỗi giây, tương đương 43 ngàn 200 mét khối mỗi giờ…một con số đáng để lo lắng…

Nỗi lo của người dân là có thật, không chỉ lo vỡ đê, nước tràn vào ruộng vườn, nhà cửa của họ mà sâu thẳm đây là nỗi lo của sự an toàn cho hệ thống đê điều và an ninh lương thực, đảm bảo an toàn cho nguồn nước sinh hoạt. Tìm hiểu chúng tôi được biết, sau khi thu hoạch vụ hè thu các đơn vị đã nhanh chóng triển khai đón lũ bằng cách xả lũ hồ cùng với mở cửa đập chính ở sông Truồi, nhưng thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài do đó mực nước sông và hồ chứa không đủ sức cấp nước cho nhà máy nước sạch nên đã xảy ra tình trạng nhà máy phải lấy nguồn nước từ kênh cấp một và phải chặn dòng để hút nước ở dòng kênh này, đương nhiên nó đã tạo ra những tác động tiêu cực cho sự bền vững của hệ thống kênh vốn đã có thời gian phục vụ khá dài.

Theo TRT

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng