Tạp chí Sông Hương -
Xây dựng kế hoạch Ứng phó với Biến đổi khí hậu cho đô thị Huế
14:43 | 20/01/2015

Huế nằm ở một trong những vùng nhạy cảm đối với các rủi ro thiên tai của khu vực miền Trung, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai với cường độ và tần suất xuất hiện có xu hướng ngày càng gia tăng và khó dự báo.

Xây dựng kế hoạch Ứng phó với Biến đổi khí hậu cho đô thị Huế

Chỉ tính riêng thiệt hại về lũ lụt gây ra cho Huế trong giai đoạn 1990 đến 2011 đã lên tới 8319,5 tỷ đồng và 594 người chết. Mà theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam nhiệt độ trung bình mùa hè ở Huế có thể tăng tới 1,4 độ C vào năm 2050 và 3,1 độ C vào 2100. Mực nước biển có thể tăng tối đa 94cm vào cuối thế kỷ.

Vì vậy trong buổi Hội thảo chia sẻ bài học và kinh nghiệm xây dựng kế hoạch hành động đô thị ứng phó với BĐKH của Bộ Xây dựng và TP Huế đã chia sẻ kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH cho đô thị Huế từ 2014 – 2020.

Xây dựng khả năng thích ứng của thành phố Huế với BĐKH

Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ việc xác định tính dự báo thời thiết của các đối tượng và hệ thống, các giải pháp thích ứng theo thứ tự ưu tiên với từng giai đoạn. Cũng như nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan xây dựng cách thức triển khai kế hoạch thích ứng với BĐKH dựa trên cơ sở lồng ghép thích ứng BĐKH vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương.

Đồng thời kiện toàn bộ máy tổ chức, thể chế về thích ứng với BĐKH. Dựa trên cơ chế chia sẻ thông tin liên cấp liên ngành và bộ cơ sở dữ liệu đồng bộ về BĐKH từ cấp thành phố đến nông thôn.

Cụ thể, tại thành phố Huế việc tổ chức thực hiện dự án được phân cấp từ UBND đến Sở TN&MT, tiếp đến là Ban quản lý dự án và tổ chuyên gia đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH của TP Huế cùng các hoạt động can thiệp như truyền thông, thông tin, sau đó nghiên cứu sâu kế hoạch thích ứng.

Dựa vào dự báo thời tiết (DBTT) để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của từng khu vực đối với BĐKH ở quá khứ đến hiện tại và tương lai. Để nhận định tương quan với với vấn đề ngập lụt và dựa trên việc xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực, chồng lấp và phân tích bản đồ.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức của người dân và các sở, ngành, hội đoàn thể, doanh nghiệp về BĐKH cũng như năng lực xác định tính DBTT trong tương lai, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các giải pháp thích ứng, lồng ghép thích ứng với BĐKH vào kế hoạch phát triển đô thị có tính tới yếu tố bất định còn rất hạn chế ở hầu khắp các cấp, ngành cũng như cộng đồng.

Bên cạnh đó cũng phải xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng ngành, đơn vị tổ chức liên quan về công tác thích ứng với BĐKH. Mặc dù, một số văn bản có quy định về điều này, nhưng việc thực hiện lại không hiệu quả trong việc điều phối, kết nối giữa các đơn vị liên quan.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, công tác quy hoạch đô thị nói chung và hạ tầng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng thích ứng. Nhưng hiện nay cũng như trong tương lai đây lại là hai yếu tố có thể làm cho vấn đề ngập lụt ở Huế trầm trọng hơn. Vì hệ thống hồ chứa chưa có giải pháp trong việc quản lý vận hành các hồ chứa này một cách hiệu quả nhất là trong các tình huống bất thường hoặc lũ quá lớn.

Đặc biệt, việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào kế hoạch quy hoạch trong tương lai đều chưa được thực sự diễn ra hoặc có chăng chỉ là mang tính hình thức và dự tính. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính dành cho các công tác thích ứng với BĐKH lại còn khá hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào bên ngoài.

Xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH

Có thể nói, nhiều chuyên gia cho rằng một cơ sở dữ liệu đồng bộ, đủ tin cậy để cập nhật thường xuyên về thiên tai và BĐKH vẫn chưa tồn tại. Đặc biệt là các hệ thống công trình DBTT nhiệt đới với ngập lụt là hệ thống giao thông đường bộ, công trình di sản văn hóa, lịch sử; các công trình công cộng đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên việc đánh giá chi tiết ảnh hưởng của các rủi ro khí hậu khác như hạn hán, nắng nóng, rét đậm kéo dài cũng như ảnh hưởng đồng thời của nhiều loại thiên tai đến thành phố, để đưa ra các giải pháp phù hợp để thực hiện một cách đầy đủ. Và vấn đề này sẽ cần được lưu ý trong thời gian tới khi kế hoạch thích ứng với BĐKH ở Huế được cập nhật.

Đồng thời, tập trung vào các giải pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố nhưng có xét tới tác động tương tác với các vùng lân cận và giải pháp nằm ngoài địa giới hành chính của thành phố nhưng đóng vai trò quan trọng đối với đô thị Huế.

Ưu tiên các đối tượng, hệ thống dễ bị tổn thương nhất như các địa bàn có nhiều nguy cơ ngập lụt trong địa bàn. Và các giải pháp cần cụ thể để có khả năng thích ứng cũng như thực hiện trong tình thế cấp bách như: đảm bảo được tính đa dạng trong các giải pháp như năng lực, nhận thức, tài chính, kỹ thuật, thể chế, công trình, phi công trình…

Các tiêu chí nền tảng như tính cấp thiết, tính sáng tạo, tính đa dạng và linh hoạt trong mọi tình huống các hệ thống. Đảm bảo gắn kết với chủ trương, chính sách, kế hoạch của tỉnh, thành phố. Trong đó phải có sự tham vấn của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng được hưởng lợi.

Cụ thể như ở Huế được xác định và phân tích bởi tổ chuyên gia liên ngành của Dự án M- Brace tại Huế theo hình thức làm việc và thảo luận nhóm, với sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu Chuyển đổi môi trường và xã hội.

Trong đó, các giải pháp thích ứng đưa ra phải được rà soát cập nhật cũng như xây dựng cơ chế giám sát quá trình tham vấn cộng đồng, trong khi xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị. Đồng thời, tăng cường hoạt động kêu gọi đầu tư, tài trợ về BĐKH cũng là một giải pháp rất cần thiết.

Giải pháp về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng là mục tiêu hàng đầu, xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên ở Huế, cụ thể là Thủy Biều, Hương Sơ, Phú Hậu Phú Hiệp, Phú Cát, Hương Long, An Hòa, An Đông, Xuân Phú, Vĩ Dạ, Cộng đồng nghèo lao động tự do…

Việc học hỏi kinh nghiệm từ Bến Tre, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định và các nước trong khu vực cũng là giải pháp cần được ưu tiên. Chương trình BĐKH phải do tỉnh làm đầu mối thông qua đó từ các sở, ngành tiếp tục thực hiện triển khai sẽ tạo cơ sở kết nối và tính hệ thống cao.

Theo baoxaydung.com.vn

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Dịch là khác (19/01/2015)