Họa sĩ tài năng Yue Minjun (Trung Quốc), người đã lập nên kỷ lục khi tác phẩm "Gweong-Gweong" của ông được bán vào tháng 5/2008 với giá 6,9 triệu đôla tại nhà đấu giá Christie ở Hong Kong.
Các tác phẩm thuộc trường phái “hiện thực phê phán” của ông với những đường nét và cách sử dụng tông màu hồng khác biệt, nụ cười thường xuyên xuất hiện trên những bức họa và các tác phẩm điêu khắc... đã được bán với giá hàng triệu đôla.
Tuy nhiên, nửa cuối năm 2008 hầu hết mọi thứ đều xuống dốc, và đến cuối năm thì số lượng bán ra của các tác phẩm nghệ thuật đương đại Trung Quốc có phần nào bị thuyên giảm. Trong đó phải kể đến cả những tác phẩm của Yue Minjun đã trở nên khó bán hơn trong mỗi phiên đấu giá. Hàng chục phòng triển lãm ở Bắc Kinh và Thượng Hải bất ngờ sa sút hoặc đơn giản là không mở lại sau tết âm lịch.
“Điều gì làm nên tác phẩm nghệ thuật thú vị”, Magnus Renfrew, Giám đốc Trung tâm hội chợ nghệ thuật Hong Kong đồng thời là cựu chuyên gia nghệ thuật ở Bonhams - London nói: “Giá trị thương mại của tác phẩm là tiêu chí cơ bản đầu tiên để đánh giá giá trị của nó, tác phẩm trở nên “đẹp hơn” bởi vì giá của nó “đắt hơn”.
Thật khó để xác định rằng có phải chính các nhà sưu tập là nguyên nhân hay nạn nhân của những ý nghĩ sai lệch này hay không.
“90% khách hàng là người Mỹ hoặc châu Âu. Nhiều người mua bằng tai của họ, chứ không phải bằng mắt”, Sundaram Tagore, hậu duệ của nhà thơ, nhà triết học lỗi lạc Tagore, nói. Ông hiện là người giao dịch với các phòng triển lãm ở New York, Los Angeles và
Hong Kong
. Thu nhập của ông giảm 70% trong những năm qua.
Tuy nhiên, ông cho biết, những tác phẩm tốt của những nghệ sỹ tên tuổi, những tác phẩm có giá từ 500.000 đôla trở lên vẫn đang được mua và đưa ra nước ngoài. Cụ thể như những bức họa đơn sắc của Sohan Qadri, họa sỹ người Ấn Độ với đầy chất sáng tạo, hay những hình ảnh thác nước như thôi miên của Hiroshi Senju, họa sỹ người Nhật, sáng tác bằng phương pháp ép màu nhuộm lên giấy thông thảo.
Nghệ thuật đương đại ở Trung Quốc có thể "sống lại" một khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Nhưng tại thời điểm này, những nhà sưu tập chuyên nghiệp đang cân nhắc và mua bán thận trọng hơn, một thị trường nghệ thuật mới đang hình thành với những yêu cầu và đòi hỏi mới. Điều này buộc các họa sỹ và những người mua bán phải vượt qua chính những “kỳ tích” trước đây của họ. Có ý kiến cho rằng sẽ có những điều tốt nảy sinh từ chính sự ế ẩm hiện tại là “ở một thị trường không mấy sôi động, các họa sỹ có xu hướng trở về với chính họ".
Các nhà sưu tập lắm tiền vẫn vui vẻ chi trả nhiều triệu đôla cho những tác phẩm xuất sắc Nhưng họ cũng không ngần ngại nhắm vào những thị trường nghệ thuật ít đắt đỏ hơn như ở các nước Đông Nam Á.
Nhà buôn tranh Hong Kong, Katie de Tilly, quyết định tập trung vào tranh của các họa sỹ Việt Nam và Campuchia nơi mà nhiều bức tranh được bán chỉ với giá 500 đôla.
Theo VietNamNet |