Tạp chí Sông Hương -
Hội nghị Quốc tế về Đổi mới giáo dục đại trong xu thế hội nhập toàn cầu
08:36 | 27/01/2015

Ngày 26/1, tại Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP Huế), đã diễn ra Hội nghị quốc tế về đổi mới giáo dục đại học trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Hội nghị Quốc tế về Đổi mới giáo dục đại trong xu thế hội nhập toàn cầu
Hội nghị Quốc tế về Đổi mới giáo dục đại trong xu thế hội nhập toàn cầu

GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học Huế; nhiều chuyên gia đầu ngành giáo dục đến từ Bỉ, Úc và đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý trong các đại học, viện nghiên cứu quan trọng trong nước đã tham dự hội nghị.

Đây là lần đầu tiên, trong khuôn khổ Chương trình VLIR-URC, Dự án 1, về chủ đề đổi mới giáo dục đại học,  Đại học Huế đã phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức hội nghị, tạo ra diễn đàn để trao đổi các vấn đề mới và thách thức của phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, GS.TS Bùi Văn Ga đã nhấn mạnh: Đây là hội nghị rất thiết thực trong bối cảnh toàn Ngành đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. 

Để chuẩn bị đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập quốc tế khu vực ASEAN 2015, từ những năm đầu của thế kỷ này, ngành Giáo dục đại học đã thực hiện những bước đổi mới căn bản. 

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành tạo hành lang pháp lý cho sự đổi mới như Luật Giáo dục đại học và các văn bản dưới luật, Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, Đại học vùng… 

Và những văn bản khác tiếp tục được ban hành như khung trình độ quốc gia, chuẩn kiến thức tối thiểu của người tốt nghiệp các trình độ đại học, chuẩn trình độ quốc gia của các cơ sở giáo dục đại học, phân tầng, xếp hạng các cở sở giáo dục đại học…

Công tác quản lý nhà nước cũng đã có những thay đổi căn bản. Các cơ quan của Bộ tập trung làm công tác quản lý, soạn thảo ban hành văn bản, thanh kiểm tra, tách khỏi hoạt động chuyên môn của các nhà trường”.

Theo đó, các báo cáo tham luận, ý kiến trao đổi, góp ý tại Hội nghị tập trung vào các vấn đề như: Quản trị đại học, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tự chủ tài chính…

Ở góc độ đơn vị đăng cai tổ chức Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn trong bài giới thiệu về Chương trình Hợp tác thể chế Đại học (IUC) do VLIR – USO tài trợ đã xác định rõ nhiệm vụ là đổi mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và hội nhập quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn cùng với hỗ trợ có tính tiên phong của bạn bè quốc tế nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo trong KHCN và GDĐT.

Chương trình Hợp tác thể chế Đại học (IUC) là một trong những chương trình hợp tác quan trọng nhất do VLIR – USO tài trợ - tên gọi Hỗ trợ đa ngành trong giáo dục dựa trên nghiên cứu cho các vấn đề về thực phẩm, môi trường và y tế nông thôn tại Đại học Huế) có mục tiêu tổng thể là hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu và giáo dục các nước hoàn thành vai trò của mình theo ba mục tiêu: giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ cho xã hội. 

Các mục tiêu này được hiện thực hóa thông qua sự cộng tác với các đại học thuộc vùng Flanders (nói tiếng Hà Lan của Bỉ) Hiện tại giai đoạn 1 đã chuẩn bị đi vào hoạt động từ 2013 đến 2018. Tổng kinh phí chương trình là 2,1 triệu EUR. 

Trong 4 dự án thì dự án nâng cao năng lực là một dự án cốt lõi của IUC, và Đại học Huế chọn tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực: quản trị đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, và đổi mới về đào tạo dựa trên nghiên cứu…

 
Theo Giáo dục & Thời đại

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Molière ở An Nam (26/01/2015)