Tạp chí Sông Hương -
Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981
10:15 | 04/05/2015

Ngày 30/4, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan COSLProspector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông.

Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981

Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

Hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981

Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) đã nhận giàn khoan bán nổi COSLProspector (Hưng Vượng) này vào ngày  19/11/2014.

Giàn khoan COSLProspector được trang bị các công nghệ tiên tiến - trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.

Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan COSLProspector đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.

Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.

So với các giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác đã được bàn giao trước đó như COSLPioneer, COSLPromoter, COSLInnovator, giàn khoan COSLProspector có thể hoạt động trong môi trường băng giá. Nó có thể hoạt động hầu như khắp mọi nơi thế giới, trừ những khu vực có nhiệt độ dưới -20 độ C.

Giàn khoan COSLProspector đã trải qua tất cả các xét nghiệm và điều chỉnh cần thiết. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động khoan nước sâu ở Biển Đông trong nửa đầu năm 2015.

Giàn khoan COSLProspector hiện đại hơn Hải Dương 981 vì nó được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong bão cấp 12 ở Biển Đông.

COSLProspector là giàn khoan bán nổi thứ 7 do CIMC Raffles chế tạo. Hãng CIMC Raffles hiện đang đóng tiếp bốn giàn khoan bán nổi nữa và tất cả đều đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Giàn khoan này hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu 5.000 tấn.

Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore 
Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.

Về hãng đóng tàu CIMC Raffles Yên Đài

CIMC Raffles Yên Đài là một hãng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục. Hãng đóng tàu này hiện do  CIMC Raffles Offshore Ltd điều hành.

Năm 1994, công dân Singapore Brian Chang đã thành lập Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài nằm gần Nhật Bản và Hàn Quốc, một khu vực chiếm tới 80% công suất đóng tàu của toàn thế giới. Đây là hãng đóng tàu duy nhất ở Trung Quốc do người nước ngoài chiếm đa số cổ phần.

Tháng 3/2013, CIMC đã mua hết số cổ phần còn lại của CIMC Raffles Yên Đài và biến nó thành công ty con của  CIMC Offshore Holdings Co. Ltd.

Giàn khoan này từ khi ký hợp đồng đóng đến khi bàn giao chỉ mất có 35 tháng. Công ty CIMC Raffles có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đã được đưa đến các vùng biển trên thế giới như Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.

Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.

Thông số kỹ thuật:

Dài: 104,5m; Rộng: 70,5m; Cao: 37,5m. Hoạt động ở vùng biển sâu đến 1.500m. Khoan sâu tối đa:  7.600m. Hoạt động ở nhiệt độ thấp nhất:  -20 độ C. Tải trọng sàn tối đa: 5000 tấn. Số nhân viên là việc trên giàn khoan: 130 người.


Theo Đỗ Phong (Tổng hợp KT, NLĐ)

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng