Công nghệ lưu diễn quốc tế
Romeo & Juliet của nhà hát TNT vốn dựng dành riêng cho khán giả Đức, nên đạo diễn Paul Stebbings hỏi: “Chúng tôi nên giữ nguyên bản vở kịch hay thay đổi cho phù hợp với khán giả VN?”.
Cộng sự Việt Nam (VN) của ông, đạo diễn Lê Quý Dương đề xuất trung hòa cả hai yếu tố. “Lưu diễn là rất khó, vì vở kịch phải tôn trọng văn hóa bản địa mà vẫn giữ được tinh thần tác phẩm. Có khi người Đức xem được nhưng người Việt không xem được. Ví dụ, cũng là Romeo hôn Juliet, nhưng hôn cho khán giả Đức xem thì khác, hôn trước khán giả VN lại khác”, đạo diễn Lê Quý Dương nói. Romeo & Juliet là vở kịch mở đầu cho chương trình giao lưu và hợp tác của sân khấu Lê Quý Dương với các nhà hát trên thế giới để đưa các vở diễn về VN. Vở diễn của nhà hát TNT là một ví dụ hữu ích về cách dàn dựng một vở lớn trong một quy mô thích hợp để lưu diễn khắp thế giới. Cả đoàn chỉ có 8 người, trong đó có 6 diễn viên. Không có nhân viên kỹ thuật đi theo, mỗi diễn viên có thể phải làm cảnh trí, đạo cụ kỹ thuật, phục trang, đồng thời diễn rất nhiều vai. Tính đa năng được xem là một trong những “mô hình” mà nhiều nghệ sĩ quốc tế hướng tới.
Trước khi đến nước nào lưu diễn, TNT phải thực hiện một loạt nghiên cứu về thị hiếu, tâm lý, văn hóa, thị trường cũng như cân nhắc các điều khoản về hợp đồng, bảo hiểm với địa phương…
Việt là điểm… bỏ qua?
Sân khấu Việt gần đây xuất hiện một số vở kịch sử dụng tiếng nước ngoài như Annie Get Your Gun (Nhà thiện xạ Annie) do nhóm bạn trẻ người nước ngoài tại TP HCM dựng trên sân khấu Nhà hát kịch thành phố, Người tốt Tứ Xuyên của đoàn kịch Nhật Bản T, Vòng cát, Antigone Việt Nam ở Idecaf..., thổi đến sân khấu Việt những luồng gió khác lạ. Tuy nhiên, những vở diễn này chỉ là kết quả giao lưu văn hóa. VN vẫn là điểm bỏ qua đối với nhiều vở kịch nổi tiếng đang trên đường lưu diễn khắp thế giới.
Ở chiều ngược lại, có thể nói sân khấu Việt chưa đủ lực đưa sản phẩm đi lưu diễn. Kịch VN “xuất ngoại” đến nay chỉ thông qua hai kênh: Nhà nước giúp đoàn đưa vở đi dự các festival quốc tế hoặc hệ thống của các bầu show đưa chương trình đi diễn phục vụ kiều bào. Theo đạo diễn Lê Quý Dương: “Hiện, các tour lưu diễn khi đến Đông Nam Á thường chỉ ghé
, Thái Lan là hết”.
Làm thế nào để VN sôi động ở cả chiều đi lẫn chiều đến trên bản đồ sân khấu thế giới? Điều này đòi hỏi một nỗ lực tổng hợp của sân khấu Việt. Nếu Romeo và Juliet “made in” Anh quốc thành công tại VN, đó sẽ là một tín hiệu tốt.
Theo ĐV |