Ở
, số phận người phụ nữ vô cùng bi đát, người chồng có thể giết người vợ bất kỳ lúc nào. Ngay như trong lời đề tựa của Nhẫn Thạch, tác giả Atiq Rahimi viết: Truyện kể này viết tặng nữ nhà thơ của , người phụ nữ bị chết do chính người chồng giết hại. Xã hội đó không hề trừng phạt người chồng. Tất nhiên có vấn đề phụ nữ Hồi giáo trong cuốn Nhẫn Thạch, nhưng giải Goncourt không trao cho cuốn sách đó vì vấn đề này. Thực ra, đề tài phụ nữ Hồi giáo không phải là vấn đề ghê gớm với phương Tây. Thậm chí, có nhiều cuốn sách nói về đề tài phụ nữ Hồi giáo rồi nhưng cũng có được giải Goncourt đâu. Tôi nghĩ, Nhẫn Thạch được giải vì giá trị văn học chứ không phải là vấn đề nữ quyền.
Cuốn sách này có rất nhiều tầng ý nghĩa, mỗi lần đọc là tìm ra được tầng khác của nó. Vấn đề xung đột văn hoá giữa phương Đông và phương Tây. Hay thủ pháp nghệ thuật như: Nhịp thở. (Người vợ cứ ngồi đếm nhịp thở bằng hành động, bằng những sự kiện nho nhỏ diễn ra xung quanh không gian của chị. Rồi nhịp thở của chị trùng với nhịp thở người chồng). Nhà văn Đặng Anh Đào có nói: Trong Nhẫn Thạch đầy những biểu tượng. (Như hòn đá Nhẫn Thạch, con chim cút, ông vua có toàn con gái…). Cách viết của Atiq Rahimi giản dị. Một câu có khi chỉ có một từ (có thể là động từ, danh từ). Atiq Rahimi không cố tình tìm những danh từ đắt hay rắc rối.
Thế giới của người phụ nữ sâu sắc hơn người đàn ông rất nhiều. Đàn ông hiểu thế giới xung quanh bằng lý trí, phụ nữ hiểu thế giới bằng toàn bộ giác quan, thân xác, dục vọng, mong muốn khao khát… Tôi từng dịch cuốn bút ký “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ” của tác giả Xvetlara Alêchxiêvich. Bà đã đi hỏi mấy trăm phụ nữ từng tham gia chiến tranh, người làm y tá, cấp dưỡng, người trực tiếp cầm súng, lái xe tăng… Và họ đều cảm nhận cuộc chiến tranh hoàn toàn khác đàn ông. Nếu đàn ông cảm nhận chiến tranh bằng lý trí, lý tưởng thì người phụ nữ cảm nhận chiến tranh rất cụ thể, chi tiết. Trong Nhẫn Thạch, người vợ mắng mỏ người chồng: Các anh toàn lý tưởng vớ vẩn, suốt ngày đánh nhau. Cuộc sống thực biết bao nhiêu hạnh phúc. Tình yêu đối với phụ nữ quan trọng biết bao nhiêu. Còn với đàn ông, nếu cầm súng thì sẽ không biết yêu. Thế giới do người đàn bà cảm nhận là thế giới sâu sắc hơn rất nhiều so với đàn ông. Tụi đàn ông rất vớ vẩn ở đây là khi ngủ với gái trinh thì coi đó là chiến công, còn ngủ với gái điếm là điều nhục nhã. Nhưng cũng điều đó, người đàn bà coi chuyện tình dục sẽ là điều hạnh phúc nếu có tình yêu, còn nếu không tình yêu thì sẽ là khổ nạn.
Hay là chi tiết chị vợ lần đầu quan hệ với anh chồng, lần đầu khi thấy máu thì anh chồng mừng lắm nhưng có một hôm anh chồng say, quan hệ vào đúng hôm vợ “có tháng”, lập tức chị vợ bị đánh đập, mắng mỏ… Trong tác phẩm cho thấy người đàn bà vô cùng cao quý, vị tha. Thế nhưng, người đàn ông rất khinh người đàn bà vì cho là họ không có lý tưởng.
Toàn bộ những câu chuyện của người đàn bà này kể cho cái xác (đang sống cuộc sống thực vật) kia là làm cho cái xác đó bật dậy. Nhưng cái xác bật dậy thì nó vẫn tàn bạo như người đàn ông trong cuốn sách. Nó bóp cổ và đập đầu chị vợ loang lổ máu. Nếu như, kết thúc truyền thuyết về nhẫn thạch là viên đá nổ tung và con người được giải thoát thì ở trong cuốn Nhẫn Thạch này sự giải thoát chỉ có trong bế tắc, sự giải thoát xảy ra khi cái chết đến.
Theo VietNamNet |