Thời gian qua, cư dân mạng đều biết đến nhiều vụ việc liên quan đến tác quyền âm nhạc, đặc biệt là việc rất nhiều website âm nhạc đã phải đóng cửa vì sức ép về bản quyền. Tuy nhiên trên thực tế, vấn nạn nhạc chùa, đĩa chép, phim lậu… vẫn ngang nhiên hoành hành ngoài cuộc sống. Không những thế, nhiều trung tâm kinh doanh thương mại quy mô lớn, ngay tại trung tâm thủ đô cũng nghiễm nhiên sử dụng các bản ghi âm, ghi hình mà phớt lờ nghĩa vụ trả tác quyền.
Năm 2008, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu được 15 tỉ đồng tiền tác quyền về cho các nhạc sĩ và tác giả. Số nhạc sĩ, tác giả nhận được trên 100 triệu đồng từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là gần 20 người, người cao nhất lên đến 197 triệu đồng…
|
Chính vì vậy, khi biết tin Công ty Cổ phần Pico ký hợp đồng sử dụng các tác phẩm âm nhạc với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là một hình thức ‘chơi trội’ của Pico?”. Ông Hoàng Học Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần Pico - đã lý giải rất giản dị: “Chúng tôi kinh doanh, chúng tôi cần lợi nhuận, vậy thì nghệ sĩ sáng tác, họ cũng sẽ rất vui nếu những tác phẩm âm nhạc của họ không chỉ được đánh giá cao mà còn được trả thù lao xứng đáng, giúp họ tái tạo sức lao động, tạo ra nhiều tác phẩm hay để phục vụ xã hội. Đó cũng là đạo lý và sự công bằng”.
Theo bản hợp đồng vừa ký, Pico Plaza sẽ sử dụng các tác phẩm âm nhạc Việt Nam và Quốc tế, gồm các bản ghi âm, ghi hình của các bài hát nằm trong kho tác phẩm của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và đang được pháp luật bảo hộ hợp pháp tại khu vực Hệ thống siêu thị của Công ty cổ phần Pico tại Số 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân và 35 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây có thể vẫn là những tác phẩm mà Pico Plaza đã từng sử dụng, nhưng giờ đây nó sẽ mang một ý nghĩa khác, đó là việc sử dụng sẽ hợp pháp và văn minh hơn rất nhiều.
Con số 18% chịu trả tác quyền ở Việt
hiện nay chỉ như “muối bỏ biền” so với tỉ lệ 82% vi phạm bản quyền. Chính vì lẽ đó, những doanh nghiệp sớm có ý thức và hành động cụ thể như
Pico
Plaza
rất cần được nhân rộng.
Được biết, Pico cũng là doanh nghiệp đã bỏ tiền mua 10.000 bản quyền phần mềm diệt virus BkavPro OEM để “trang bị” cho các máy tính được phân phối tại hệ thống siêu thị.
Theo TT&VH Online |