Tạp chí Sông Hương -
Những xác ướp “mẹ ôm con trong cơn thảm họa” hàng nghìn năm
09:55 | 14/08/2015

Mới đây giới khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy hài cốt 4.000 năm tuổi của một bà mẹ đang ôm chặt đứa con. Vào thời điểm ấy, ở đây đã xảy ra một trận động đất dữ dội.

Những xác ướp “mẹ ôm con trong cơn thảm họa” hàng nghìn năm
Bộ hài cốt cho thấy người mẹ đang quỳ xuống nền đất và vòng tay ôm lấy đứa con khi xảy ra một trận động đất dữ dội ở miền trung Trung Quốc cách đây 4.000 năm.

Mới đây, giới khảo cổ học Trung Quốc đã tìm thấy hài cốt 4.000 năm tuổi mẹ ôm con. Nhìn vào bộ hài cốt, ngay lập tức người ta hiểu được rằng người mẹ đang cố gắng bảo vệ đứa con nhỏ trước thảm họa kinh hoàng. Ở thời điểm 2.000 năm trước Công nguyên, người ta tin rằng ở tỉnh Thanh Hải đã xảy ra một trận động đất dữ dội.

Xác ướp của hai mẹ con được tìm thấy tại địa danh khảo cổ Lai Gia - nơi mà giới nghiên cứu vẫn thường gọi là “Pompeii của phương Đông”, có niên đại từ đầu thời kỳ Đồ Đồng.
 

57-17eed
Hai bộ hài cốt khác cũng được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ này, cho thấy họ đang ôm lấy nhau trong giây phút hoảng loạn, tử thần kề cận. 
58-4167d
Những bộ hài cốt được tự nhiên bảo quản này đã cho thấy những giây phút cuối cùng của những người quá cố trước khi một trận động đất hủy diệt làm biến mất cả một ngôi làng. 
59-a3386
Hình ảnh từ địa danh khảo cổ thuộc tỉnh Thanh Hải đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và khiến nhiều người xúc động. 

Các chuyên gia cho rằng khu vực này đã bị động đất, ngay sau đó lại xảy ra ngập lụt kinh hoàng do mức nước dâng cao của con sông Hoàng Hà dữ dội.

Tai ương này đã quét sạch một vùng dân cư khiến giới khảo cổ Trung Quốc thường liên tưởng địa danh này với Pompeii - một địa danh rất nổi tiếng trong giới khảo cổ phương Tây, một thành bang La Mã được hình thành từ thế kỷ 6-7 trước Công nguyên - cũng từng phải gánh chịu tai ương thảm họa, người ta cũng đã tìm thấy ở đây hài cốt của một người mẹ ôm con.

60-a89fd
Di chỉ khảo cổ này nắm giữ những manh mối về cuộc sống của những con người phương Đông ở thời kỳ Đồ Đồng, nơi thượng nguồn sông Hoàng Hà. Giờ đây những hài cốt này được đem trưng bày ở Viện bảo tàng Tàn tích Lai Gia. 

Trước đây, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy xác ướp của hai mẹ con ở vùng núi Vesuvius, thuộc thành bang La Mã - nay là khu tàn tích Pompeii. Ở thời điểm năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius bất ngờ hoạt động dữ dội trở lại, phun trào nham thạch khiến những người dân sinh sống ở Pompeii khi đó đã phải gánh chịu một tai họa kinh hoàng.

Những nạn nhân của vụ núi lửa phun trào dữ dội xảy ra cách đây gần 2.000 năm ở Pompeii (nay thuộc lãnh thổ Ý) đã bị chôn vùi trong dòng nham thạch, trong tro bụi và cả bùn lầy. Khi những nhà khảo cổ phát hiện ra tàn tích này, người ta đã rất xúc động trước hình ảnh một đứa trẻ đang ngồi trong lòng mẹ ở giây phút cuối cùng của hai mẹ con.

Những hài cốt tìm thấy hé lộ về giây phút cuối cùng của những con người chết trong thảm họa, có những người bị mắc kẹt lại trong nhà, có những người co cụm lại với nhau bất lực trước tai ương, và có người mẹ dành những giây phút cuối cùng để ở bên con, mong con bớt sợ hãi.

Không như thiên tai xảy ra ở tỉnh Thanh Hải - không được xác định rõ ràng về mức độ nghiêm trọng, vụ núi lửa Vesuvius phun trào được ghi lại rất rõ ràng: vụ việc xảy ra vào ngày 24/8/79, núi lửa đã phun vào không trung những cột tro bụi cao hàng chục mét trong suốt 18 tiếng.

Thảm họa thực sự xảy ra vào buổi sáng hôm sau khi đỉnh ngọn núi lửa bị sập khiến một thác bùn tràn xuống khắp vùng xung quanh với tốc độ cao, nhấn chìm Pompeii. Vụ việc ước tính đã khiến 2.000 người thiệt mạng, kể từ đó, nơi này bị bỏ hoang và chìm vào quên lãng, mãi tới khi được giới khảo cổ phát hiện ra vào năm 1748.

61-56fa2
Xác ướp của hai mẹ con tìm thấy tại khu tàn tích Pompeii, họ đã bị chôn vùi trong nham thạch, tro bụi, bùn lầy của ngọn núi lửa Vesuvius. 

Trước những thiên tai, thảm họa còn được con người biết tới thông qua những tàn tích, di chỉ khảo cổ, như ở Thanh Hải, như ở Pompeii, từ Đông sang Tây, người ta đều tìm thấy dấu tích vĩnh cửu của tình mẫu tử có tự ngàn đời. Những xác ướp câm lặng trải qua hàng nghìn năm lịch sử cho tới hôm nay vẫn luôn làm xúc động lòng người.

Theo Bích Ngọc - Dân Trí

 


 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng