Tạp chí Sông Hương -
Hơn 100 tác giả có tác phẩm sử dụng trong SGK đã được trả nhuận bút
09:31 | 20/08/2015

Qua hơn hai năm “đấu tranh” kiên trì và quyết liệt, trải qua nhiều cuộc họp bàn, trao đổi, thỏa thuận giữa các bên liên quan và tiến hành đầy đủ thủ tục pháp lí, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã đạt được kết quả: bảo vệ được quyền tác giả có tác phẩm sử dụng trong sách giáo khoa.

Hơn 100 tác giả có tác phẩm sử dụng trong SGK đã được trả nhuận bút
Nhà văn Ma Văn Kháng kí nhận nhuận bút

Sau rất nhiều nỗ lực làm việc với NXB Giáo dục, đối soát số tác phẩm và căn cứ vào phân phối chương trình giáo dục, căn cứ vào Nghị định 18 và Nghị định 61 về nhuận bút của chính phủ, VLCC đã đòi được nhuận bút của hơn 100 tác giả ủy quyền cho VLCC. Từ ngày 17/8/2015, VLCC bắt đầu phân phối tiền nhuận bút tới các tác giả tại trụ sở Trung tâm (số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Những tác giả có nhiều tác phẩm được sử dụng và nhận được số tiền nhiều nhất: nhà thơ Tố Hữu (gần 30 triệu đồng), nhà văn Tô Hoài (hơn 20 triệu đồng), nhà thờ Trần Đăng Khoa (hơn 17 triệu đồng)... Một số nhà văn đã tới nhận nhuận bút ngay trong ngày làm việc đầu tuần, những nhà văn đã khuất hoặc cao tuổi đều có người nhà đến nhận thay. Ai cũng phấn khởi và bày tỏ niềm cảm phục đối với cán bộ, nhân viên VLCC đã không quản ngại khó khăn, thử thách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người làm công việc lao động sáng tạo.

 

 

Nhà văn Thanh Hương kí nhận thay nhà văn Vũ Tú Nam

Nhà thơ Y Phương

Từ trái sang: nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư và nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn

Sau khi rời trụ sở Trung tâm, nhà thơ Y Phương chia sẻ trên trang cá nhân những tâm sự rất hóm hỉnh: “Sáng đến Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam lĩnh nhuận bút. Cứ nghĩ mình là người đầu tiên, hóa ra anh Ma Văn Kháng mới người thứ nhất. Dưới bàn tay người đẹp lãnh đạo, phòng ốc bài trí gọn. Nhân viên ăn nói lịch sự, thân ái. Đúng là “cán bộ nào phong trào ấy”. Cảm ơn Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam. Cảm ơn vị Giám đốc có đôi mắt “đắm đò”. Một cảm giác gần gũi lâng lâng khó tả. Các cháu hẹn sang năm chú lại đến lĩnh nhuận bút nhé. Ơ kia! Chú muốn ngày ngày đến chứ lỵ. Một buổi sáng sung sướng. Sung sướng bởi lẽ công bằng đã có được chỗ ở.”

Theo vanvn

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng