Từ trình diễn thơ
Truy về nguồn gốc mà xét thì trình diễn thơ đương đại (poetry performance) bắt đầu du nhập vào Việt
vào khoảng những năm đầu thế kỷ 21 sau khi nhà thơ kiêm họa sĩ Như Huy giới thiệu với bạn yêu thơ TPHCM. Thế nhưng phải đến những ngày thơ Việt
, trình diễn thơ mới thật sự nhận được sự chú ý của bạn yêu thơ.
Trong Ngày thơ Việt
, trình diễn thơ được xem là một nét lạ, một “sáng tạo độc đáo” của các nhà thơ trẻ muốn mang thơ ra khỏi những kiểu thể hiện quen thuộc như ngâm, xướng hay thả thơ…
Và cũng chính vì phải tạo nên yếu tố lạ, ấn tượng mà các màn trình diễn thơ thường thiên về các yếu tố tạo hình thẩm mỹ tạo hiệu quả thị giác cao như các tiết mục trình diễn thơ bằng kịch câm hình thể của Vi Thùy Linh, Đào Kế Đoàn, tiết mục diễn thơ theo kiểu chào của Đoàn Văn Mật cùng Tấn Cường hay kết hợp giữa nhạc và thơ như của Dạ Thảo Phương, Minh Anh và Dương Hoàng Yến. Lạ nữa là trình diễn thơ kết hợp với người rối, mặt nạ của Hồ Huy Sơn.
Ngoài việc trình diễn thơ tại Ngày thơ Việt
, trình diễn thơ còn được tổ chức tại các trung tâm văn hóa như ở Hội đồng Anh hay Trung tâm Văn hóa Pháp.
Vậy trình diễn thơ là gì? Nói một cách đơn giản nhất thì đó là việc sử dụng những thủ pháp sân khấu nhằm đưa thơ hay đúng hơn là tư tưởng, tình cảm của bài thơ đến với độc giả qua các giác quan khác như nghe, nhìn, cảm nhận…
Để tạo được sự đồng cảm của bạn thơ, nhà thơ hay nhà trình diễn thơ có thể dùng mọi biện pháp trong giới hạn cho phép. Từ đơn giản như nhà thơ Hoàng Hưng tự đọc tác phẩm thơ của mình với sự phối hợp của hai nhạc cụ và đèn sân khấu đến hát những bài thơ của mình với đàn, trống, phách và nhạc công phụ họa như nhà thơ Vĩnh Tiến. Phức tạp hơn có Dạ Thảo Phương với phong cách biểu diễn kiểu điện ảnh, ấn tượng hình thể…
Đến trình diễn cả truyện ngắn
Trong khi trình diễn thơ vẫn còn được xem là rất mới lạ, chưa tạo được chỗ đứng trong lòng bạn thơ thì vừa qua, nữ tiến sĩ toán học kiêm nhà văn Đinh Hoàng Anh đã tổ chức cái gọi là trình diễn truyện ngắn.
Trình diễn thơ còn có lý vì thơ là cảm xúc. Nhưng truyện ngắn là văn xuôi, biểu diễn văn xuôi nếu làm đúng như tác phẩm thì rất dễ thành kịch ngắn. Dĩ nhiên, cũng biết được khó khăn này nên tập truyện ngắn của nhà văn Đinh Hoàng Anh có tên gọi Những giấc mộng đời người được ví von là như những bài thơ được viết dạng văn xuôi và truyện ngắn Cõi sống và cõi chết được lấy ra biểu diễn là một “bài thơ” điển hình nhất trong đó.
Làm mới hay làm biến dạng
Thơ, văn hay bất cứ một môn nghệ thuật nào khác đều có những cách thưởng thức riêng. Ngay như với khái niệm trình diễn thơ thì từ trước trong nước đã có như diễn xướng, bình thơ, ngâm thơ…
Tất cả dù khác nhau về cách thể hiện nhưng cùng giống nhau ở mục đích là thông qua biện pháp khác ngoài tự đọc để đưa thơ đến với bạn đọc. Với lý do đó, nhiều nhà thơ đã ủng hộ trình diễn thơ trong điều kiện khá nhiều người nhất là giới trẻ thờ ơ với thơ.
Và cũng giống như trước đây, hình thức thể hiện mới lạ của thơ luôn gây ra sự phản đối. Nếu với ngâm thơ có Xuân Diệu quyết liệt cho rằng “đó là giết thơ” thì với diễn thơ hiện nay, có tác giả khẳng định “… đừng vì nhân danh “trẻ” để rồi có những “phá cách” làm cho thơ thành dị dạng…”. Có yếu tố trẻ vì phần lớn việc trình diễn thơ là do các nhà thơ trẻ khởi xướng và thực hiện.
Mọi tranh cãi đều có cái lý của nó, với những người trung dung thì trình diễn thơ không phải là một chuyện xấu, không phải là một “cách giết thơ tinh vi”. Vấn đề là sự giới hạn, tính thể nghiệm trong việc trình diễn thơ.
Nếu cốt hướng người xem đến với sự cảm thụ thẩm mỹ thì trình diễn thơ được xem là một loại hình nghệ thuật nhưng nếu quá đà, sa vào sự thể hiện quá lố, gây phản cảm cho người xem thì trình diễn thơ, văn xuôi cũng phải chấp nhận sự đào thải của bạn thơ, bạn văn và cả xã hội.
Theo SGGPO |