Tạp chí Sông Hương -
Giới thiệu Sông Hương số 322 tháng 12/2015
15:42 | 27/11/2015

Mở đầu số tạp chí này là “Những bài thơ về Paris” - những tiếng vọng của thi sĩ gửi đến kinh đô ánh sáng, nơi có nhiều công trình nghệ thuật đẹp và mang tính biểu tượng nhất của thế giới. Sau khủng bố đẫm máu bởi IS, nhân loại đang đứng bên người Pháp. Hơn lúc nào hết, mội cái nhìn “về” hay “từ” tháp Eiffel đều có thể làm cho chúng ta tin vào tình yêu. Và những bài thơ về Paris ở đây, là những niềm tin vào tình yêu đó.

Giới thiệu Sông Hương số 322 tháng 12/2015
Bìa Tạp chí Sông Hương số 322 tháng 12/2015

Cũng từ nước Pháp, với tiểu thuyết Boussole (La bàn), Mathias Énard vừa nhận được giải Goncourt văn học danh giá năm 2015. Sông Hương số này cũng giới thiệu về Boussole - tác phẩm có một cái nhìn mới mẻ về văn hóa Trung Đông. Ở đó, Mathias Énard đã thiết lập một cuộc đối thoại ngầm ẩn giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.

Tiếp tục chuỗi bài Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, Sông Hương kỳ này giới thiệu một tiểu luận đề xuất một cách nhìn khác. Theo tác giả Hoài Nam: “Tất cả những diễn giải, bình luận về Truyện Kiều đã sản sinh theo chiều dài của lịch sử đều là những diễn giải, bình luận từ-bên-ngoài-đưa-vào. Diễn giải, bình luận từ-bên-trong thì sao? Ít nhất, ta có một câu của Nguyễn Du, ở cuối tác phẩm: “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”… Vậy thì cái không “mua vui”, cái thực sự là gan ruột, cái phản ánh trọn vẹn nhất và trực tiếp nhất diện mạo tinh thần của Nguyễn Du nằm ở đâu? Có thể trả lời ngắn gọn: nằm ở thơ chữ Hán (ba thi tập), bộ phận tác phẩm mà trong cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943), học giả Đào Duy Anh đã đưa vào phụ lục kèm một nhận định: “Về hình thức cũng như về nội dung, tôi tưởng thơ Nguyễn Du có thể để cùng hàng với thơ Cao Bá Quát và có thể đem so sánh với thơ Đường”. Ở đó, là tài năng thiên phú của Nguyễn Du, là nỗi sầu đau xuyên thấu không gian và thời gian của ông…”. Đây thật sự là một đề xuất hoàn toàn có lý.

Khi Chế Lan Viên viết trong “Di cảo”: “Cuộc đời là trò chơi - nhưng không chơi khổ đau thì không ù được nụ cười” (Hai chiều), hay Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng/ Núi thông nhiều ta hãy rong chơi” (Bài ngâm đùa chơi)…, thì xu hướng trò chơi hóa đời sống trong thơ đương đại đã dần rõ nét. Tiểu luận “Xu hướng trò chơi hóa cuộc sống và kiểu tác giả - người chơi trong thơ Việt Nam đương đại” của Trần Ngọc Hiếu với nhận định: “Xu hướng “nghịch” chữ đưa thơ hòa vào không gian văn hóa đại chúng đương đại mà một trong những động hướng quan trọng của nó là thẩm mỹ hóa đời sống thường nhật” là cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề này.

Nhiều bạn đọc thắc mắc: “Liệu thơ Tân hình thức có nhịp điệu không?” Câu trả lời nằm ở trong bài “Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác” của Khế Iêm.

Các nghiên cứu trong Dòng chảy văn hóa Huế tiếp tục soi rõ một số góc khuất tưởng như bụi thời gian đã khuất lấp. Câu hỏi “Vị Lê tiến sĩ làng Phú Xuân là ai?” nay đã được nhà nghiên cứu Trần Viết Điền gợi mở giải đáp những tồn nghi.

 

Dưới đây là mục lục:

* NHỮNG BÀI THƠ VỀ PARIS

- NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Ngày thứ sáu mười ba

- KHẾ IÊM

Hãy cầu nguyện Paris

- BAKY MEITÉ

Khi màn đêm buông xuống... (Hiệu Constant (sưu tầm và dịch))

 

* Văn:

- NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT GỌI MẶT TRỜI - Vũ Thanh Lịch

- SAU NHỮNG VỤN VẶT - Thu Loan

- TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN - Hà Linh

 

* Thơ:

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

- Hoa trên đá

- Giấc mơ Mã Pì Lèng

NGÔ MINH - Sắp đặt lửa

LÊ TẤN QUỲNH

- Tự ngã

- Thời gian

ĐỨC SƠN  - Ôm mưa vào lòng

LÊ VI THỦY

- Thành phố của những đứa trẻ đi laic

- Cánh tay với

ĐẶNG BÁ TIẾN  - Tiếng tù và Ma Kông

NGUYỄN NGỌC PHÚ  - Câu Kiều với mẹ…

NGUYỄN THIỀN NGHI  - Hồi ức Bạch Mã

CÔNG NAM  - Bóng vỡ

TIẾN THẢO - Thanh Thủy

HOÀNG THI THẢO

- Người đàn bà thổi Harmonica

- Người đàn bà đi nhặt vết chân

- Người đàn bà trinh nữ

 

* Âm Nhạc

Huế mưa - Nhạc và lời: NGUYỄN TRỌNG KHÔI

 

*Tác giả tác phẩm

- 250 NĂM NGUYỄN DU, NHÌN LẠI MỘT CÁCH NHÌN - Hoài Nam

- Y PHƯƠNG VỚI HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM TỪ “CHÍN THÁNG” ĐẾN “ĐÒ TRĂNG” - Lê Thị Bích Hồng

- ĐỌC THƠ “KÝ ỨC HOA CẨM CHƯỚNG ĐỎ”, CỦA PHAN LỆ DUNG - Thái Kim Lan

 

*Văn học nướcc ngoài:

- GIẢI GONCOURT VĂN HỌC PHÁP 2015: MATHIAS ÉNARD HAY LÀ CUỘC ĐỐI THOẠI VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY? - Trần Huyền Sâm

- BẮT ĐẦU TỪ ĐỜI SỐNG - Lê Viễn Phương

 

*Nghiên cứu bình luận:

- XU HƯỚNG TRÒ CHƠI HÓA ĐỜI SỐNG VÀ KIỂU TÁC GIẢ - NGƯỜI CHƠI TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Trần Ngọc Hiếu

- CÁI BIỂU LỘ VÀ CÁI CHE GIẤU TRONG XÃ HỘI: QUAN HỆ GIAO THƯƠNG ĐẠI VIỆT VỚI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA NÓ VỚI MẪU HÌNH TÀI TỬ - GIAI NHÂN - Nguyễn Quang Huy

- NHỊP ĐIỆU THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT TRONG TIẾN TRÌNH SÁNG TÁC - Khế Iêm

 

*Huế - Dòng Chảy Văn Hóa

- CỔ NHẠC TỪ: LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC VÀ LỄ TẾ TỔ CA HUẾ - Trần Văn Dũng

VỊ LÊ TIẾN SĨ LÀNG PHÚ XUÂN LÀ AI? - Trần Viết Điền

 

 Bìa 1: “...”  - Tranh: LÊ THÁNH THƯ

Những khoảnh khắc đẹp: “Đêm Huế” - Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG HẠNH

Minh họa:  ĐẶNG MẬU TỰU, M.THI, NHÍM

Ban Biên Tập

Trường Giang thực hiện

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng
Biển lắng (27/11/2015)