Bản gốc tranh Tháp Phổ Minh của họa sĩ Nguyễn Sáng từng được sử dụng để chơi bóng bàn. Có bức tranh của họa sĩ Linh Chi được tác giả tự chép tới 41 lần! Nhiều chuyện bi hài khác về một số bức tranh quý được nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Mạnh Phúc, Chủ nhiệm CLB Giao lưu mỹ thuật Quốc tế IAEC, kể lại. Nội dung bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phúc.
Bảo tàng trưng bày kiệt tác.. chép
Vì nhiều lý do, Bảo tàng Mỹ thuật Việt
không sở hữu được nhiều bức tranh quý của hội họa nước nhà, thay vào đó là tranh chép. Chẳng hạn bức Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bản gốc hiện nay không còn ở Việt
. Có thời gian nó thuộc về nhà sưu tập Đức Minh, chủ nhân của nhiều bức tranh quý hiếm. Ông Đức Minh từng đề nghị hiến cho bảo tàng một số tranh với yêu cầu đề tên người sưu tập Đức Minh dưới tranh, nhưng không được đồng ý. Về sau, con trai ông Minh bán bức Chơi ô ăn quan cho ông Hà Thúc Cần, một Việt Kiều làm nghề buôn tranh ở Singapore, với giá 20.000 USD. Ông Cần cũng là người bỏ ra 17.000 USD để sở hữu bức Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân từ bộ sưu tập của ông Minh.
Tương tự, bức Chợ Mường Khương của Nguyễn Trọng Niết một thời từng gây ra cãi vã gay gắt giữa tác giả với bảo tàng Mỹ Thuật VN. Nhiều người nói, có thể bức tranh thật trong bảo tàng đã bị bán đi và trong một lần đến chơi, ông Niết phát hiện, mọi chuyện ầm ĩ từ đó.
Việc để "chảy máu" nhiều bức tranh quý một phần do bảo tàng không có con mắt tinh tường phát hiện và tìm kiếm những tác phẩm giá trị nghệ thuật cao. Trường hợp bức Hào của họa sĩ tài danh Dương Bích Liên là một ví dụ. Đầu tiên, nhà văn Tô Hoài mua Hào tặng nhà văn Nguyên Hồng trong dịp về hưu ở Bắc Giang. Vì Hào quá to, Nguyên Hồng phải treo lên trần nhà, nhưng mưa gió khiến bức vẽ bị hoen ố phần dưới. Bức tranh được mang về Hà Nội để họa sĩ Dương Bích Liên “cứu”, rồi gửi ở nhà một họa sĩ khác. Sau đó, ông Ngô Luân, nhà ở phố Trần Phú, mua về trang trí trần nhà bị thủng vì bom đạn. Thời kỳ đổi mới, Hào được đánh giá là một tác phẩm lớn, tạo thành cuộc săn đuổi giữa các nhà sưu tập, và được mua với giá 7.500 USD.
Một phần lỗi do họa sĩ
Khi những bức tranh gốc của các họa sĩ nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn… bị bán ra nước ngoài, bảo tàng Mỹ thuật VN mới hiểu hết giá trị của chúng, nên đề nghị tác giả chép lại để trưng bày. Sai lầm này xuất phát từ suy nghĩ ngây thơ khi cho rằng tranh do chính tay tác giả chép vẫn được gọi là bản gốc. Thực tế tranh vẽ lại không thể là tranh gốc.
Chuyện chép tranh cũng một phần do họa sĩ. Họa sĩ Linh Chi, người chuyên vẽ về miền núi, là một điển hình. Gần như không có bức tranh nào đề tài này của ông chỉ có một bản, thậm chí, có bức bị tác giả chép tới lần thứ 41.
Bức Tháp Phổ Minh của họa sĩ Nguyễn Sáng được bảo tàng Mỹ Thuật đề nghị chủ nhân chép cho một bức y hệt, cùng kích cỡ. Trong khi đó, bản gốc Tháp Phổ Minh do Sở Văn hóa
Định giữ nhưng những người bảo quản không hiểu hết giá trị, lấy tác phẩm úp xuống làm mặt bàn chơi bóng bàn. May mắn là nhà phê bình mỹ thuật Triều Dương công tác xuống Định, phát hiện và phản hồi với Sở Văn hóa. Nhờ thế, bức tranh quý giá mới có cơ hội sống sót.
Trong bộ sưu tập của cá nhân tôi có bức sơn mài về phong cảnh Sài Sơn - chùa Thầy của họa sĩ Công Văn Chung. Năm 1988, tôi đặt cụ Chung làm bức đó bằng chất liệu sơn mài trong suốt một năm mới hoàn thành, góc bức vẽ ghi năm 1989. Năm 1990, trong triển lãm toàn quốc, cụ Chung vẽ một bức nữa, đề năm 1990 và đoạt giải. Bảo tàng Mỹ thuật mua bức vẽ và coi đó là bản gốc. Sau khi bán cho bảo tàng, cụ Chung được ông chủ quán cà phê Lâm (một nhà sưu tập tranh nổi tiếng ở Hà Nội) đặt làm thêm một bức. Cả ba bức kích thước như nhau, chỉ khác tác phẩm của tôi ghi năm 1989, hai bản sau ghi năm 1990.
Vấn nạn tranh giả khiến mỹ thuật Việt
xuống cấp và mất uy tín. Người ta đến bảo tàng xem "kiệt tác" tranh chép. Điều này khiến các bảo tàng thế giới không muốn mượn tác phẩm từ bảo tàng Việt . Bảo tàng từng mượn bức Kết nạp Đảng của họa sĩ Nguyễn Sáng và mua bảo hiểm hàng triệu USD. Họ sẽ không thể tiếp tục làm điều này nếu mượn phải tranh giả. Chuyện tranh chép ở bảo tàng khiến mỹ thuật Việt
trở thành tiền lệ để các gallerry sau này có cớ làm việc tương tự với lý do: “Nhà nước chép được, mình cũng chép”.
Theo ĐV |