Tạp chí Sông Hương -
Bùi Công Duy: Tôi muốn là một người bình thường...
16:08 | 22/05/2009
Tính ra cũng đã ba năm Duy trở về Việt lập nghiệp. Từ bỏ sự nghiệp của mình ở Dàn nhạc giao hưởng thính phòng Virtuose Moscow, một dàn nhạc danh tiếng của thế giới, để về quê hương bắt đầu lại từ đầu là một điều không dễ dàng. Khi về nước, Duy mang theo một giấc mơ âm nhạc.
Bùi Công Duy: Tôi muốn là một người bình thường...

Hẹn gặp Bùi Công Duy vào buổi chiều muộn, đã canh giờ giảng của Duy mà vẫn lỡ hẹn, Duy có vẻ áy náy, cẩn thận hỏi đi hỏi lại người viết có thời gian để chờ Duy hướng dẫn nốt không. Vẫn chỉ biết Duy trên sân khấu, trên sàn tập, khi được ngồi quan sát Duy hướng dẫn học sinh, cách Duy phân tích thế mạnh hay nhạc cảm của từng em... mới cảm hơn tình yêu âm nhạc mà Duy hướng về cội nguồn.

Một ước mơ cho tương lai

"Biết tin Duy về nước, các thầy cô giáo, những người đã rất kỳ vọng vào sự phát triển sâu của mình, hết lòng ủng hộ. Mình đã được nghe và thấu hiểu những lời ở tận đáy lòng của một người thày: "Nếu chỉ nghĩ cho bản thân, em phải ở chỗ đẳng cấp. Còn không, hãy cố gắng làm một cái gì đó để người ta nhớ đến em...", Bùi Công Duy chia sẻ.
Ngưỡng mộ NSND Đặng Thái Sơn nhưng Duy muốn đi con đường của mình. Đó là có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Anh chia sẻ: "Sự lạc quan phi thường cộng với đam mê và khát khao mới có thể làm gì đó cho Việt . Nếu không sẽ dễ nản lòng vì ở Việt chưa phải ai cũng cảm nhận được âm nhạc hàn lâm. Duy đang bắt đầu công việc ở Việt với sự lạc quan hơn bao giờ hết".

"Giỏi nhưng vẫn là một người bình thường!". Đến giờ, tài năng âm nhạc của Bùi Công Duy khẳng định: Mãn nguyện với những gì mình có. Có vợ, gia đình, bè bạn vui chơi và nhiều dự định cho tương lai.

Giấc mơ thay đổi là một điều quá xa xỉ

Khởi nguồn cho câu chuyện trở về của Bùi Công Duy là những tháng ngày miệt mài đi xem hoà nhạc cổ điển. Chưa bao giờ anh bỏ lỡ một chương trình hoà nhạc nào diễn ra ở Nhà hát Lớn, ở sân khấu Học viện Âm nhạc Quốc gia. Điều mà Duy muốn tìm kiếm ở đây là thái độ của khán giả với thứ âm nhạc được gọi là hàn lâm chứ không chỉ đi xem các nghệ sĩ biểu diễn.

Cứ hàng đêm, khi Nhà hát Lớn đỏ đèn cho nghệ thuật cổ điển, anh và vợ, nghệ sĩ piano Trinh Hương, cơm nước sớm, xúng xính quần áo để đi xem hoà nhạc.

Ba năm, không biết bao nhiêu cho xuể, nhưng điều anh cảm nhận rõ nhất là sự "tiếp nhận" âm nhạc cổ điển của khán giả chưa có một ý thức rạch ròi.

Một đêm nhạc mà khán giả vẫn còn để những tiếng chuông điện thoại reo inh ỏi, vẫn nhai kẹo cao su, vẫn thì thầm chuyện riêng... Cho dù người nghệ sĩ trên sân khấu có nỗ lực biểu diễn thành công đến mấy thì đêm nhạc vẫn thất bại. Thất bại trước khán giả. Và đây cũng chính là niềm trăn trở của Bùi Công Duy.

"Ở nước ngoài, mỗi khi chân của bạn bước vào thánh đường của âm nhạc cổ điển, khi tiếng đàn vang lên thì đồng nghĩa với việc mọi thứ xung quanh biến mất. Bạn chỉ việc tiếp nhận âm nhạc một cách hoàn hảo và những tiếng động khác không bao giờ xuất hiện trong khán phòng đó. Với sự tôn trọng tuyệt đối đó của khán giả, sự thăng hoa của nghệ sĩ biểu diễn được đi đến cùng", chàng trai trẻ chia sẻ.

Ba năm, đi để hiểu, để nhận ra rằng, giấc mơ thay đổi cho cả một nền âm nhạc cổ điển là điều quá xa xỉ, Bùi Công Duy lại tự an ủi mình, đó là một con đường dài, sau anh sẽ còn những thế hệ khác tiếp nối.

Đến thời điểm này, với Bùi Công Duy, được đứng trên sân khấu nước nhà là một niềm tự hào không dễ gì có được và vượt qua được. Anh luôn trân trọng điều đó.

"Lương của tôi chỉ đủ... bảo quản đàn"

Hỏi về thu nhập, với người hỏi, đó là một vấn đề nhạy cảm. Với nghệ sĩ, đó là điều khó nói. Nhưng Bùi Công Duy không ngần ngại tiết lộ: Lương chỉ đủ bảo quản cây đàn violon quý giá của anh.

Cây đàn violon của Duy có từ thế kỷ XVII - XVIII nên rất "nhạy cảm" với khí hậu khắc nghiệt của Việt . Cong, vênh, bong...hết sức khó chữa, không như máy tính nên phải nhờ bàn tay của những người thợ phương Tây khéo léo và có kinh nghiệm.

Bởi thế, chỉ riêng việc bảo quản đàn đã là cả câu chuyện. Phòng để đàn phải luôn khô ráo, cần máy hút ẩm, máy sấy, điều hoà... Nếu tính tiền chi phí bảo quản đàn thì lương của Duy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt cũng chỉ vừa đủ. Đó là chưa tính đến các khoản chi phí khác như dây đàn... 70 đô la Mỹ/bộ nhưng chỉ dùng vài lần.

Kể về chuyện cát-sê của nghệ sĩ cổ điển, Bùi Công Duy không ngần ngại nhận xét khá thẳng thắn: "Không có đất nước nào bồi dưỡng "bèo" như ở Việt . Nghệ sĩ ở các nước biết nghệ sĩ Việt làm việc và được bồi dưỡng như thế nào, chơi được như thế, họ nể phục vô cùng".

Duy đã từng nhận những cát-sê vài nghìn đô la Mỹ nhưng cũng không ít buổi biểu diễn miễn phí... Vẫn rất vui. Cát-sê không phải là tiêu chí đặt ra hàng đầu đối với nghệ sĩ. Còn yêu nghề là còn muốn cống hiến.

Lấy tay trái nuôi tay phải và tìm thêm hứng thú

Nói không đủ sống thì không đúng, nhưng với đồng lương đó, số tiền cát-sê đó chỉ vừa đủ cho sự chi tiêu vừa phải của hai vợ chồng anh, không xa xỉ. Cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang trên phố Hàng Gà, Hà Nội, của Duy và Hương ra đời cách đây không lâu được xem là nghề tay trái.

Duy và Hương nổi tiếng là người biết cách ăn mặc, cũng quan tâm đến thời trang nên việc tìm đến kinh doanh thời trang cũng là điều dễ hiểu.

"Thời trang giúp chúng tôi thư giãn những lúc cảm thấy mệt mỏi. Một công việc nằm ngoài lĩnh vực nghệ thuật cũng sẽ làm cho mình hứng thú hơn ngoài việc nó mang đến lợi nhuận. Cuộc sống bận rộn hơn nhưng thú vị hơn", Bùi Công Duy nói về công việc mới của mình một cách hào hứng.

Việc một nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế như Bùi Công Duy trở về Việt Nam, sống và làm việc đầy say mê, biết cách vượt qua những phút chạnh lòng, đã mang đến những tia hy vọng cho nghệ sĩ âm nhạc cổ điển Việt Nam. Qua cơn bĩ cực rồi sẽ tới hồi thái lai. 

                                                                                                   Theo Thế Giới Văn Hóa

Các bài mới
Các bài đã đăng