Cây cầu “tội đồ”
Nếu bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới thì thung lũng Elbe sẽ là cái tên thứ hai bị tước danh hiệu này, sau trường hợp của khu bảo tồn linh dương A-rập ở
hồi năm 2007.
Thung lũng
Elbe được công nhận là Di sản thế giới từ năm 2004 bởi phong cảnh đẹp đẽ, thơ mộng. Năm 2005, chính quyền thành phố Dresden đưa ra dự án xây dựng cây cầu mang tên Waldschloesschen bắc qua sông
Elbe . Nó trở thành tâm điểm của những cuộc tranh cãi gay gắt từ đó đến nay. Các nhà bảo tồn cảnh báo rằng cây cầu Waldschloesschen sẽ phá vỡ cảnh quanh thành phố. Nhưng các nhà quy hoạch lại khăng khăng rằng đây là điều cần phải làm để giảm tắc nghẽn giao thông.
Phe nào cũng có lý và không ai chịu lùi bước. Sự việc đã bị đẩy lên đến mức các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra.
Những ý kiến trái ngược
Nước Đức hiện có 33 Di sản thế giới và việc một trong sô đó bị tước bỏ danh hiệu này sẽ làm giảm lượng khách du lịch. Ông Martin Roth, Giám đốc Sở Mỹ thuật
Dresden , phát biểu trên tờ Tagesspiegel: “Cây cầu Waldschloesschen rất tầm thường về mặt kiến trúc. Các cuộc cãi vã đã làm tổn hại hình ảnh của Dresden và thực tế là năm nay lượng khách du lịch đang giảm, không chỉ do khủng hoảng kinh tế”. Còn ông Guenter Blobel, người sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận Những người bạn của Dresden, thì nói với tờ New York Times: “Việc thung lũng Elbe bị tước danh hiệu Di sản thế giới sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế vốn có của
Dresden sau Thế chiến II. Điều này cũng khiến nước Đức phải xấu hổ. Thật đáng buồn khi một đất nước thịnh vượng lại không bảo vệ được Di sản thế giới của mình trong khi nhiều nước nghèo vẫn làm tốt điều đó”
Ngoài ra, Đức cũng là nước duy nhất ở châu Âu có di sản nằm trong “bản danh sách đen” gồm 30 Di sản thế giới có nguy cơ bị gạch tên. Hầu hết những Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm đều nằm ở các nước nghèo và bị tàn phá bởi bạo lực, trong đó có , , và
.
Tuy sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng người dân thành phố
Dresden lại không mấy quan tâm. Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do tờ Sachsische Zeitung thực hiện trên 500 người dân địa phương về tầm quan trọng của danh hiệu Di sản thế giới đối với thành phố này, 57% trong số đó nói rằng “có cũng tốt mà không cũng chẳng sao”. Nếu chỉ tính ở độ tuổi 30-49, có 61% cho rằng Dresden chỉ cần “hữu xạ tự nhiên hương” là đủ.
Ông Jan Mucke, hội viên Hội đồng thành phố Dresden, đánh giá cây cầu Waldschloesschen là “biểu tượng của một cộng đồng dân chúng có giáo dục và tự tin, những người muốn đưa ra các quyết định riêng mà không bị tác động bởi những lời chỉ trích là thấp kém về văn hóa”.
Châu Âu rất có thể sẽ có thêm một cây cầu lớn nhưng lại mất đi một Di sản thế giới. Chúng ta hãy chờ xem phán quyết của Ủy ban Di sản thế giới trong vài ngày tới.
Theo TT&VH |