Tạp chí Sông Hương -
ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 361 THÁNG 3 - 2019
16:10 | 02/03/2019

Những ngày đầu năm mới, ngoài những địa điểm văn hóa tâm linh khiến người người có khoảng không chiêm nghiệm nỗi vô thường trôi theo dòng thời gian miên viễn, một địa chỉ di tích lịch sử được nhiều người ghé thăm là Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - nơi hơn 4.000 liệt sĩ đã nằm lại trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Thời gian mải miết trôi, nhưng cỏ cây hoa lá thì mãi nhớ bởi một điều đơn giản là máu của sự hy sinh đã thấm sâu xuống lòng đất kia, máu đã loang sông trôi theo những phù sa bờ bãi…

ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 361 THÁNG 3 - 2019

Những nốt nhạc tri ân trong bài hát “Lời thề Vị Xuyên” hay lời thơ thắm thiết nghĩa tình đồng đội “Nắng Đồng Đăng và mây trắng đến vô cùng” gợi thêm về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc sau 40 năm. Tiếp đó là thân phận người phụ nữ ngậm ngùi buồn tủi kể từ ngày chia tay chàng thanh niên lên đường làm nghĩa vụ lúc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra trong truyện ngắn Bến vắng. Một câu chuyện bình thường như ai từng kể ở một thôn quê. Câu chuyện về chiến tranh chia ly mối tình đã chạm vào trái tim người đọc chính sự chân thật ở chi tiết nhỏ.

Tháng Ba trở về trong sắc thắm của muôn hoa. Từ miền Tây Nguyên cho đến tận vùng đồi Tây Bắc, hoa bung nở như lời ước chừng như sắp lỗi hẹn. Hoa khiến chúng ta nhớ về phận nữ kiêu sa mà mong manh trong từng giây phút nhan sắc hao mòn. Truyện ngắn Hoa để mùa sau; từ khung cảnh trong một bức tranh tươi sáng yên bình với nương dâu xanh mướt dưới mưa và đồi chè miên man nắng trời trung du một chiều mùa hạ, cơn cuồng phong dường như định mệnh nghiệt ngã làm tan hoang những bình yên một hạnh phúc gia đình nền nã; bão tố ấy phát xuất từ ý niệm tham lam và bội nghĩa lòng người. Rồi thời gian xõa tan mọi thứ như chàng họa sĩ xóa đi bức tranh có mái nhà âm trầm u tĩnh, bóng dáng của người con gái bỗng đổ xuống lồng vào bức tranh như vẻ đẹp của niềm bao dung vô hạn…

Tiếp nối đề tài nữ giới, Sông Hương giới thiệu phần 1 bài viết “Phụ nữ và chủ nghĩa dân tộc: Vấn đề phụ nữ trong dự án quốc gia - dân tộc của Phan Bội Châu”. Cụ Phan, tác giả của vở tuồng hấp dẫn Trưng Nữ vương cổ vũ lòng yêu nước, và cụ có lẽ là người Việt đầu tiên thảo luận vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt. “Từ thân phận “viết vô” đến quẩn quanh trong xó bếp, người phụ nữ xuất hiện với tư cách người sinh thành, bảo trợ, động viên và chia sẻ với chí làm trai tang bồng hồ thỉ”.

Một truyện dịch không thể không giới thiệu đôi dòng đến bạn đọc trong số báo này: “Con người sống bằng gì”. Truyện ngắn thể hiện tài năng và đẳng cấp của nhà văn L. Tolstoy, nêu những triết lý sống quá ư bình dị trong một cuộc sống thường nhật. Một truyện ngắn đẹp như giấc mơ hay đó là giấc mơ về một hiện thực nhuốm sáng lòng nhân ái và hơn thế khi con người biết yêu nhau bằng tình thương của đấng linh thiêng hiện diện qua tấm gương hiện thực.

 

 MỤC LỤC

 

- “CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC CỦA TỔ QUỐC - 40 NĂM NHÌN LẠI (1979 - 2019)” - Trần Đức Cường

Thơ: Đồng đội tôi vẫn ở Lạng Sơn - NGUYỄN TUẤN

Nhạc: Lời thề Vị Xuyên - TRẦM TÍCH

 

VĂN

- BẾN VẮNG - Nguyễn Hải Triều

+ Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình

- HOA ĐỂ MÙA SAU - Nguyễn Thị Duyên Sanh

+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Duy Linh

 

THƠ:

- NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

+ Ngoan

+ Mở cửa thành phố nhớ

 - LÊ VY THỦY

+ Có những…

+ Mầm hạt

+ Màu hy vọng

- PHAN LỆ DUNG

+ Ký ức - chị

- LÊ KIM SƠN

+ Mùa mới

- NGUYỄN VĂN SONG

+ Rét tháng ba nhớ mẹ

+ Vạt cải bên sông

- VŨ THỊ THANH HÒA

+ Vọng khúc chiều đông

- TỊNH BÌNH

+ Vọng khúc mẹ ru

- QUỲNH NGA

+ Những hạt nắng xanh

- LÊ ĐÌNH TIẾN

+ Vẽ

- VÕ NGỘT

+ Hoa khế rụng tím cầu ao

+ Tổ ấm

- NGUYỄN THANH HẢI

+ Gió tìm ra những phân trần…

+ Đừng im lặng thế T ơi…

- PHẠM ÁNH

+ Chiều quê

- HOÀNG HƯƠNG TRANG

+ Đêm sông Hương

- NGUYỄN NHẬT HUY

+ Sân bay

- PHAN TÌNH

+ Sông quê

- ĐÔNG TRIỀU

+ Khi chúng ta nói về những đứa con không đồng huyết

+ Như trong quán trà ở Kaohsiung

- ĐỖ THÀNH ĐỒNG

+ Mông lung

 

NHẠC:

- Chị tôi - Nhạc: LÂM MINH ĐỨC & Thơ: ĐỖ TRUNG LAI

- Mừng em - ngày 8 tháng 3 - Nhạc và lời: TRƯƠNG KIM HÙNG (Bìa 4)

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Con người sống bằng gì - L. TOLSTOY - TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG (dịch)

+ Minh họa: Họa sĩ NGÔ LAN HƯƠNG

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- Bên dòng sông Hương T.  TRINBY - NGUYỄN PHIN (giới thiệu và dịch)

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- NHỮNG BÀI THƠ TÚ NÓI (Thử một cách đọc bản thảo thơ: Trường hợp Những mùa hoa anh nói (*) của Trương Anh Tú) - ĐỖ QUYÊN

- NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG NGỰA THÉP CỦA PHAN HỒN NHIÊN - Sơn Ca

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- PHỤ NỮ VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG DỰ ÁN QUỐC GIA - DÂN TỘC CỦA PHAN BỘI CHÂU (Kỳ 1) - Đoàn Ánh Dương

- DIỄN BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT TRONG SÂN KHẤU VIỆT NAM - Nguyễn Thị Thanh Vân

* Những khoảnh khắc đẹp (Bìa 3): Tác phẩm “Phượng vàng” của NSNA NGUYỄN VĂN THƯƠNG

* Bìa 2: - “Thời gian” của sơn mài - VŨ LINH

* Bìa 1: Tác phẩm “Dưới trăng” (Sơn mài, 160cm x 130cm của họa sĩ NGUYỄN HÀ

- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy

 

 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng