Mục văn xuôi. Cái tên “Núi cựa” ban đầu ngỡ như một danh từ, song đọc sâu vô truyện mới nhận ra những ngọn núi cựa mình mang theo những thông điệp siêu linh. Trên mạch truyện khá bí ẩn mà văn chương Mỹ La-tinh xếp vào dạng “hiện thực huyền ảo”, ở đây tác giả đã lồng vào những câu chuyện đời ẩn hiện đâu đó quanh ta vừa gần gũi vừa mênh mang mê dụ. Truyện ngắn “Bản thảo hồi sinh”, một thân phận bị hóa kiếp vào con sóc, và nó luôn tin lời của Tổ mẫu rằng khi có được tình yêu chân thành của con người nó có thể thoát kiếp loài sóc. Và rồi với một hành trình ngược nguồn khi trước hết con sóc biết yêu thương chân thành con người ở nghĩa cao đẹp và tinh khiết; và rồi những mảng màu hồng nhạt tựa như hoa đào dần lộ hiện dẫu chỉ thấp thoáng như một ảo ảnh huyền nhiệm trong mắt của nghiệp văn chương đầy mộng tưởng...
Nhiều tác phẩm giá trị trong số báo kỳ này. “Một cuốn sách - hai kiếp người”: Niềm tin từ những trang sách đã viết lại sự sống cho một người bệnh, nhưng cũng là lúc cơn đau trỗi lên khi họ nhìn cái con người từng truyền niềm tin về phép màu cho mình héo dần và không thể cưỡng lại cái chết. Tại sao? Ở đây với người đọc, chúng ta chỉ có thể nghĩ, rằng đó là một hóa thân của phép màu đã làm xong nhiệm vụ truyền cảm hứng, rồi ra đi. Và, chúng ta chỉ có thể nghĩ thêm điều nữa, rằng cuộc sống vốn nghiệt ngã, song sự nghiệt ngã sẽ tan mau khi ai đó đã mơ thấy một cõi vô hình màu nhiệm không kém chốn này... Bài “Thơ Đặng Bá Tiến - từ góc nhìn sinh thái”. Sự phát triển kinh tế khiến người mẹ thiên nhiên không còn được tôn trọng mà ngược lại đang là đối tượng của lòng tham đã tước đoạt một cách tàn nhẫn chính môi trường sinh thái của con người. Nhà thơ cất tiếng đồng vọng cùng thiên nhiên, trước những cánh rừng chảy máu, “như ngọn gió lang thang bay qua sa mạc quạnh hiu của vô thức”, của nỗi đau cây rừng sông suối và loài động vật trong cơn khốn cùng. Bài nghiên cứu “Sự dịch chuyển không gian và thời gian nghệ thuật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh”, hiện bày một không gian khác từ văn học thông qua những trạng cảm xúc, tâm tưởng, giấc mơ, không gian siêu thực và ảo giác, làm nền tảng cho sự những khát khao vượt thoát…
VĂN
- NHỚ VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ “HỒ CHÍ MINH - TÊN NGƯỜI LÀ CẢ MỘT NIỀM THƠ” - Chu Huy Sơn
- Bản thảo hồ sinh - DIỆU PHÚC
+ Minh họa: HS Nguyễn Duy Linh
- Núi cựa - LỮ MAI
+ Minh họa: HS Phan Thanh Bình
THƠ:
- PHÙNG TẤN ĐÔNG
+ Về
- NGUYỄN CHÍ NGOAN
+ Quán mưa…
+ Những hình dung
- LÊ QUỐC HÁN
+ Vách đá
+ Ga thời gian
- MI TIÊN
+ Đám tang mẹ
- KAI HOÀNG
+ Nắp biển
- NGUYỄN HỒNG VÂN
+ Đóa phù dung bay cao
- PHAN DUY
+ Quạnh hiu là thức nhớ người
+ Cũng chảy về thôi
- NGUYỄN THÁNH NGÃ
+ Trước cửa Trúc Lâm
- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
+ Ngày xưa
+ Ngẫu hứng sông Hồng
- NAM NGUYÊN
+ Gửi người đàn ông trên bè trong cơn bão Damrey
- NGUYỄN VĂN QUANG
- Trái tim chẻ ngọn
- VŨ DY
+ Nghe ở buôn Đôn
- LÊ VIẾT XUÂN
+ Khe lạnh
- LÊ VĂN HIẾU
+ Mạch nguồn…
NHẠC:
- ÁNH TRĂNG TRÊN SÔNG HƯƠNG - Nhạc và lời: TÚ MINH
- Nhạc: PHỐ MỚI - Nhạc: HUY CHU; Thơ: VIỆT QUANG (Bìa 4)
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Thơ CAROLYN FORCHÉ - Nguyễn Phan Quế Mai giới thiệu và dịch
+ Huế: từ quyển sổ tay
+ Khu vườn Shukkei-en, Hiroshima
+ Đại tá
- Thợ săn Gracchus - FRANZ KAFKA – PHẠM ĐỨC HÙNG dịch
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Một cuốn sách - hai kiếp người - ĐINH THỊ THANH BÌNH
- Về việc đọc sách - LỖ TẤN - Châu Hải Đường dịch
+ Minh họa: HS Ngô Lan Hương
- THƠ ĐẶNG BÁ TIẾN - TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI - Phạm Phú Phong
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TỪ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH - Nguyễn Văn Hùng
- TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HUẾ TRONG 2 BẢN VĂN CHẦU “TAM BẢO” VÀ “HỘI ĐỒNG” - Nguyễn Đình Đính
- NHÀ NHO HÀNH ĐẠO ĐÀO TẤN TRONG THƠ CHỮ HÁN - Nguyễn Đình Thu
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- VỀ HAI VĂN BIA Ở THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG NHÀ THỜ TỔ NGHỀ HÁT BỘI TRIỀU NGUYỄN - Võ Vinh Quang
* Bìa 1: Tác phẩm “MÙA SEN” (Sơn mài, 108 x 150cm, 2017) của họa sĩ Bùi Trọng Dư
* Bìa 2 & Bìa 3: - NGHỆ THUẬT CỰC THỰC - Lê Triều Hải
- Vi nhét: HS Nguyễn Thiện Đức, HS Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP