Tạp chí Sông Hương -
Khám phá dòng chảy Seoul 4 thập kỷ hóa siêu đô thị
08:33 | 02/10/2019

Sáng 1-10, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc phối hợp với Quỹ Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc (KOFICE) tổ chức triển lãm “Seoul- 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” từ ngày 1 đến ngày 12-10 tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám, 58 Quốc Tử Giám và từ ngày 1 đến ngày 30-10 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Khám phá dòng chảy Seoul 4 thập kỷ hóa siêu đô thị
Triển lãm đem tới cho người xem nhiều góc nhìn về sự phát triển vượt bậc của Seoul trong 4 thập kỷ
Triển lãm ảnh “Seoul- 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” giới thiệu 62 tác phẩm ảnh thể hiện góc nhìn của 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lão làng kỳ cựu cho đến những tân binh mới vào nghề với các xung đột giữa truyền thống và hiện đại, kéo theo đó là sự phá hủy và xây dựng mới của thành phố Seoul- thủ đô Hàn Quốc.
 
Nói cách khác, dáng vẻ của thành phố Seoul khổng lồ với các xu hướng phát triển khác biệt cùng tồn tại và xung đột trong giai đoạn từ những năm cuối thập niên 60- thời điểm mà người dân Hàn Quốc ai ai cũng ngân nga “Bài ca Seoul”, mọi thứ đều hướng về Seoul cho đến ngày nay- khi Seoul đã vươn lên thành siêu đô thị tầm cỡ thế giới đã được phản ánh qua cách nhìn nhận độc đáo của nhiều thế hệ tác giả.
 
Khám phá dòng chảy Seoul 4 thập kỷ hóa siêu đô thị  ảnh 2
Kim Kichan phường Samsung, Quận Gangnam năm 1981

Các tác giả trẻ, các tác giả có cá tính riêng đang được chú ý trong giới, và cả các bậc thầy lâu năm, họ đã tập trung vào việc mô tả những nếp gấp của lịch sử hiện đại hằn sâu vào siêu đô thị quốc tế hơn 10 triệu dân này bằng thứ ngôn ngữ ảnh giàu cảm xúc và lý trí.
 
Triển lãm lần này mang đến cho người xem cơ hội được du hành về với Seoul xưa- một Seoul chưa biến mất quá nhanh và quá nhiều và được khám phá sự phi lý trong không gian của thành phố này.
 
Khám phá dòng chảy Seoul 4 thập kỷ hóa siêu đô thị  ảnh 3
Ga Seoul năm 1975

Triển lãm ảnh “Seoul- 4 thập kỷ hóa siêu đô thị” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Văn Miếu- Quốc Tử Giám, nhằm tìm kiếm một không gian để Hà Nội- thành phố có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử với lịch sử phát triển của Seoul và các siêu đô thị hiện đại khác có thể cùng kết nối chia sẻ.

Theo Mai An - SGGP

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng