Tạp chí Sông Hương -
ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 370 THÁNG 12 - 2019
14:34 | 06/12/2019

Tháng 12, Sông Hương dành nhiều trang cho mục văn thơ nhạc tri ân người lính. Đó là nỗi niềm người lính năm xưa trở lại đường Chín, “con đường một thời căng như đạn bắn/ Máu đã từng thấm ướt đất ba dan”, nghĩ về đồng đội đã khuất khi nhìn vạt lau trắng ảo ảnh. Đó là hình ảnh vầng trăng trên đảo vương trên dàn mướp vàng tuyệt đẹp: “Đảo giữ vầng trăng giữa biển/ Như ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc”. Đó là những nốt nhạc “dập dìu trên sóng trùng khơi xa trùng khơi, trái tim rực lửa…”; là “tình yêu người lính cảnh sát biển ở nơi đầu sóng nơi đầu gió trên biển đảo quê hương…”.

 ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 370 THÁNG 12 - 2019
Bìa Sông Hương số 370

Truyện ngắn “Mưa chiều thành nội”. Những đứa con nuôi thân thương trong một gia đình cách mạng, chia tay trở về quê cũ; sau mấy mươi năm, người bạn của đứa con nuôi tìm lại. Khung cảnh khá chân thật ở một góc Huế đã mang đến nhiều nỗi niềm về người mất kẻ còn, người thì chới với trong một thân phận như đùa. Nhưng rồi trên hết tình người đã được nhen ấm. Câu chuyện mang nhiều uẩn khúc xen lẫn niềm hy vọng mà xuyên suốt vẫn mang mác tình người với kỷ niệm từ trong cuộc chiến. Truyện ngắn lịch sử “Phượng hoàng” viết về hoàng tử Lý Long Tường lánh nạn, cùng con dân cư ngụ trên đất Cao Ly; ở đây đã lập nhiều công lớn giúp nhà vua đánh tan giặc Mông Cổ. Nhưng nỗi nhớ cố quốc luôn nung nấu trong hoàng tử, về già ngày nào cũng lên núi ngóng về cố hương, và ông luôn dặn con cháu phải nhớ mình là con dân Đại Việt, là dòng máu Tiên Rồng... Góc nhân văn được kể một cách huyền ảo qua truyện dịch “Cánh cửa sổ mở”. Một truyện ngắn đặc sắc, được lồng ghép, sắp đặt hoàn hảo, đến mức về kết rồi, người đọc lần lại từ đầu vẫn khiến sự ngạc nhiên bừng nở khi mà thật giả quyện lẫn khó thể phân định. Truyện cũng cho thấy, ở một hoàn cảnh nào đó, con người vốn bị ảo giác chi phối, nhập vào một không gian ảo ngay trong thực tại mà chẳng hay.

Mục Tác giả, giới thiệu bài viết “Nữ sử Đạm Phương trong phong trào Nữ lưu và văn học nửa đầu thế kỷ XX”, nhà thơ giữ vững nền nếp đạo nghĩa nhưng với một tinh thần vượt thoát, mạnh mẽ thể hiện tư tưởng nữ quyền và yêu nước sâu sắc, xứng đáng làm bậc nữ lưu ưu thời mẫn thế.

Mục Nghiên cứu, Sông Hương số này giới thiệu bài viết “Đạo Mẫu dưới góc nhìn cấu trúc luận của Claude levi-Strauss”. Bài viết dựa trên nguyên tắc các cặp đối lập để tìm ra những yếu tính văn hóa của đạo Mẫu như “Mẫu - Quan”, “Chầu Bà - Ông Hoàng”, “Cô - Cậu”, từ đó đi sâu vào những ngôi đền lưu giữ huyền thoại và sự thật ít nhiều tương thích với nhu cầu và tính khoa học hiện đại. Huế vốn là vùng đất mà đạo Mẫu hưng phát, vì thế sau bài viết này chúng tôi hy vọng giới thiệu đến bạn đọc những nghiên cứu chuyên sâu về đạo Mẫu ở Huế.

Những bài viết quan trọng khác, như Tính triết lí và chức năng giáo dục của vè, bật lên vẻ đẹp nhân lễ nghĩa trong cuộc sống, về tinh thần chống giặc và quan lại cườn hào của vè mà vẫn tươi tắn tình yêu cuộc sống, làng mạc, thiên nhiên. Bài “Nhà “Phương Thốn thảo đường” của thi ông Tùng Thiện ở đâu?” góp thêm tư liệu quý nhận diện một địa chỉ có thể làm nơi tổ chức ngâm thơ, hóng mát đêm trăng cho văn nhân ngày nay. Bài ký chuông văn thánh làng Bác Vọng của Đặng Huy Trứ” giúp chúng ta thấy một vị quan luôn ấp ủ xiển dương đạo lý thánh hiền, ước mơ về một xã hội thanh bình thịnh trị, chúa thánh tôi hiền, nêu cao “thanh giáo”.

Dưới đây là Mục lục:

VĂN

- Mưa chiều thành nội - NGUYỄN NGỌC LỢI

- Một khoảng xanh - THU LOAN

- Phượng hoàng - TRẦN THÚC HÀ


THƠ:

- LÊ THÀNH NGHỊ

+ Kỷ niệm đường Chín

+ Về nơi sơ tán cũ

- NGUYỄN ĐÌNH XUÂN

+ Trăng ở Trường Sa

- NGUYỄN QUANG HÀ

+ Đêm Đà Lạt

+ Em

+ Con còng gió

- NGUYỄN NGỌC HẠNH

+ Mơ được một lần làm mẹ để sinh con 

+ Phút xa làng

- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG

+ Hai chuyến tàu

+ Độc thoại

+ Bà và cháu

- HOÀNG VŨ THUẬT

+ Sự nhầm lẫn của người đãng trí

+ Bi kịch Hăm Lét

- NGUYỄN THÁNH NGÃ

+ Nước giếng đá ong

+ Sinh nhật

- ĐỖ VĂN XUÂN

+ Mùa gặt

- NGUYỄN VĂN SONG

+ Chiếc lá                     

+ Chín

- NGUYỄN NGỌC PHÚ

+ Con - đường - cá

- LÊ QUỐC HÁN

+ Xin

+ Tiếng hót

- NGUYỄN TẤN SĨ

+ Buông

+ Là thu...

- PHAN LỆ DUNG

+ Lời hẹn mùa thu

- NGÔ CÔNG TẤN

+ Đêm Tuy Hòa khóc giọt Huyền Trân

+ Người đàn bà đi về phía biển

- ĐÀO ĐỨC TUẤN

+ Phố gió

+ Tin nhắn

- TRẦN HOÀNG PHỐ

+ Tưởng niệm một thi sĩ

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Cánh cửa sổ mở - SAKI - VIỆT PHƯƠNG giới thiệu và dịch

NHẠC:

- Nơi tôi luôn muốn về - Nhạc và lời: Dương Bích Hà

- Người lính biển - Nhạc và lời: CAO XUÂN DŨNG


NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- TÍNH TRIẾT LÍ VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VÈ - Triều Nguyên

- ĐẠO MẪU DƯỚI GÓC NHÌN CẤU TRÚC LUẬN CỦA CLAUDE LEVI-STRAUSS - Trần Hữu Sơn

- NHÀ “PHƯƠNG THỐN THẢO ĐƯỜNG” CỦA THI ÔNG TÙNG THIỆN Ở ĐÂU? - Trần Viết Điền
 

HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- BÀI KÝ CHUÔNG VĂN THÁNH LÀNG BÁC VỌNG CỦA ĐẶNG HUY TRỨ - Võ Vinh Quang
 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- Nữ sử Đạm Phương trong phong trào Nữ lưu và văn học nửa đầu thế kỷ XX - LƯU KHÁNH THƠ

- Thêm những cột mốc khẳng định phong cách một cây bút Nam Bộ giàu trữ lượng - NGUYỄN KHẮC PHÊ

- Năm thế hệ trong một ngôi nhà xứ Huế - PHẠM PHÚ PHONG

- Thư đi tin lại - NGƯỜI SÔNG HƯƠNG

- Tranh bìa 1: Tác phẩm “Mưa” của họa sĩ Nguyễn Thanh Tùng - (Chất liệu: sơn dầu; Kích thước: 100cm x 100cm, 2019).

- Bìa 2 & 3: GẶP GỠ (Giới thiệu họa sĩ Léopold Franckowiak) - Phượng Lâm

-  Minh họa: HS Phan Thanh Bình, HS Đặng Mậu Tựu, HS Ngô Lan Hương, HS Tô Trần Bích Thúy

- Vinhet: HS Tô Trần Bích Thúy

 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài mới
Các bài đã đăng