Báo cáo tổng quan cho thấy tính dân tộc và hiện đại là vấn đề tĩnh, tiếp biến, cần nhìn nhận bằng quan điểm lịch sử cụ thể, cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPB VHNT) trung ương tổ chức cuộc này tại Hội An (Quảng
). Tính dân tộc thì tương đối dễ nhìn, còn tính hiện đại là phạm trù khó, chỉ đạt sự thống nhất ở quan điểm: Các tham luận vẫn chưa xác định được các tiêu chí nhận diện tính hiện đại trong các tác phẩm cụ thể, tức là thiếu tiếng nói của thực tiễn.
Các vấn đề khác khó tìm câu trả lời từ các tham luận như dân tộc và hiện đại quan hệ tương hỗ hay đối lập; đồng nhất hiện đại và quốc tế, truyền thống và dân tộc- liệu có phải là hiện tượng phổ biến, có thực trong đời sống VHNT, hiện đại là có cả phương Tây lẫn phương Đông hay chỉ phương Tây, phải chăng càng dân tộc thì càng hiện đại, và quan điểm dân tộc và hiện đại trong sáng tác mới.v.v...
Vấn đề đáng bàn là tính dân tộc và hiện đại trong VHNT Việt hiện nay, ra sao? Trả lời Tiền Phong, KTS Hoàng Đạo Kính (không thấy có tham luận -PV), nói: “Kiến trúc bộc lộ bản chất, văn học phản ánh thực tiễn xã hội hiện nay. Đó là tiếp nhận, chào đón cái mới.
Tiến bộ là có nhưng mới mon men đến gần, vì cái tôi không mạnh, nên đành chấp nhận vay mượn. Nên xem xét cặp phạm trù trên theo hướng canh tân chứ không bảo thủ. Tính dân tộc phải được hiểu theo khái niệm mở rộng, tiến hóa.
Dân tộc và hiện đại là chuyện khó bàn, ít ra là thời điểm bây giờ, khi thái độ và cách đánh giá cứ nhảy từ cực này sang cực khác. Mọi sự chưa rõ ràng, nhưng các câu trả lời đều qui về một điểm. Đấy là sự lạc hậu, chậm tiến, cực đoan, thái quá, lỗi từ giáo dục mà ra.
|
Đừng sợ đánh mất mình. Hãy can đảm hiện đại, mà không chỉ vậy. Cần sửa mình, vì tiến lên ta sẽ có dịp nhìn lại mình, sửa mình. Ngộ nhận là điểm yếu cơ bản trong nhận thức của người Việt. Tinh khôn, bắt chước- người Việt rất nhanh nhưng không dẫn đến tiến bộ. Hãy đề cao tinh thần quốc gia chứ không phải dân tộc”.
GS Trần Đình Sử: “Văn học Việt
nên học văn học Mỹ La tinh. Họ không theo phương Tây”. Tiền Phong đặt câu hỏi: “Vậy, tính dân tộc và hiện đại trong văn học VN hiện nay ra sao?” “Quá khó trả lời”. “Tại sao các nhà LLPB văn học không chỉ ra được trong các tác phẩm mới, đâu là dân tộc, đâu là hiện đại, đâu là vay mượn?”.
“Đó là chuyện của phê bình, rất khó. Phê bình điểm sách là chính, tức là dựng chân dung nhà văn, ít chú trọng đầu tư trí tuệ và vật chất cho tác phẩm”. Phải chăng giới này có vấn đề về học thuật? “Không- GS Mai Quốc Liên nói- họ biết, ít chứ, khó gì, nhưng không muốn dây dưa”.
Điện ảnh cũng là chuyện nóng. GS Đinh Xuân Dũng kể chuyện thăm Hàn Quốc, đặt bốn câu hỏi quanh vấn đề vì sao phim họ tràn ngập châu Á, và nhận được trả lời đại loại gắn lịch sử với khát khao của con người hiện đại; tìm kiếm những vấn đề của Hàn Quốc trong mối quan hệ với cộng đồng châu Á; cuộc sống hiện đại được thể hiện trong những tìm kiếm của tâm hồn hiện đại; nhập phim nước ngoài thoải mái; họ đã lập viện dịch thuật VHNT Hàn Quốc ra nước ngoài với những tài trợ cụ thể.
Kịch, vẫn chưa xây dựng được phương pháp lý luận sáng tác kịch bản Việt
, nhiều khi vẫn phải trả lời câu hỏi: “Kịch bản, phong cách đạo diễn này của ta hay là của ai?” (Lê Chức)
Một cái nhìn khác về quản lý VHNT- nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quân, trong tham luận, cho rằng, việc tiếp nhận, sáng tác nghệ thuật ở ta có lỗ hổng vì dân ta hoàn toàn không được giáo dục về nghệ thuật; hiện đại hóa VHNT, chúng ta thuộc loại chậm tiến.
Theo TP |