Tạp chí Sông Hương -
Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam
20:23 | 24/05/2023

Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhấn mạnh: Trong bất cứ diện mạo của nền văn học nghệ thuật (VHNT) nào, đóng góp từ các địa phương là rất quan trọng. Riêng với ba vùng đất Hà Nội - Huế - TP HCM, có đặc điểm là nơi khởi phát của các trào lưu sáng tác VHNT mang tính chất quốc gia;  càng đóng vai trò lớn trong dòng chảy VHNT Việt Nam. Vì vậy, đánh giá vai trò của VHNT Hà Nội - Huế - TP HCM trong dòng chảy VHNT Việt Nam, để từ đó dự báo hướng phát triển của nền VHNT trong tương lai là điều hết sức cần thiết.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được nhiều tham luận về các nội dung: Sức sống tinh thần kết nghĩa của ba thành phố đại diện ba miền Bắc – Trung – Nam từ trong lịch sử, từ tháng 10 năm 1960 đến nay; Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - TP HCM trong dòng chảy VHNT Việt Nam;  Những vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về VHNT trong tình hình mới, nhất là lúc cả nước đang triển khai Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo


Các tham luận đã nêu bật các giá trị riêng biệt của từng nền VHNT với những đóng góp khác nhau đối với nền VHNT Việt Nam từ xưa cho đến nay, trên tất cả các lĩnh vực văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, múa, kiến trúc, văn nghệ dân gian… Đặc biệt là những đóng góp của VHNT trong các vùng văn hoá.

Một số tham luận đã ghi nhận là công tác xã hội hoá VHNT hết sức thành công ở TP HCM. Các đơn vị hoạt động VHNT công lập đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn phục vụ người dân , đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và vui chơi giải trí của người dân và du khách.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, các tham luận cũng đã chỉ ra một số tồn tại trong hoạt động VHNT như: Trên cả ba địa bàn của ba TP Hà Nội, Huế, TP HCM, với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, một số năm gần đây đã xuất hiện một số hiện tượng, một số tác phẩm VHNT  đang sa đà đáp ứng vào nhu cầu, thị hiếu tầm thường, hoặc nội dung tác phẩm còn sơ lược. Một số vở diễn chạy theo thị hiếu đã kém thẩm mỹ theo góc nhìn giễu cợt, chọc cười; Nhiều đề tài lớn của nền VHNT cách mạng không được giới văn nghệ sĩ quan tâm, tập trung trí tuệ sáng tác, ảnh hưởng đến năng lực tuyên truyền - cổ động trong công tác tư tưởng của Đảng. Nhiều bộ môn VHNT truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, đứng trước nguy cơ mai một.

Tại hội thảo


Nguyên nhân của các tồn tai có nhiều nguyên nhân chủ quan là do chính các văn nghệ sĩ có người chưa thật sự tâm huyết với đề tài lớn của đất nước. Nguyên nhân khách quan là do văn nghệ sĩ bị chi phối mạnh mẽ bởi đời sống mưu sinh, và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác; Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật của TP. HCM chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vốn rất nhiều biến động, thử thách, khó khăn trong việc đánh giá thành công, từ đó định hướng phát triển nền VHNT; Công tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Trong thời gian qua, công tác đào tạo, chuẩn bị lực lượng kế thừa chưa được quan tâm đúng mức, phần nào tạo ra sự thiếu hụt nhân sự kế thừa trong nhiều vị trí, lĩnh vực, từ nhân sự quản lý cho đến đội ngũ trực tiếp làm nghệ thuật…

Các đại biểu cũng đã đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại nói trên; nhiều tác giả đề xuất tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới và các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến hoạt động VHNT.  Xây dựng hoàn thiện các chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài và chăm lo đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, tạo điều kiện để phát huy vai trò, trách nhiệm đem tài năng, sức sáng tạo, gắn bó và cống hiến lâu dài vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật của Thành phố;gắn phát triển văn học, nghệ thuật với giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, nhân dân Thành phố nói riêng.

 

 

Phương Anh

 

 


 

Các bài mới
Các bài đã đăng