Tạp chí Sông Hương -
Giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”
21:50 | 11/11/2023

Tối ngày 11/11, tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào với chủ đề: “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023”, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 – 2023).

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”
Chương trình nhằm tôn vinh tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, là dịp để cùng nhìn lại, kế thừa truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận, mối quan hệ thắm thiết ngày càng bền chặt và tiếp tục "Đơm hoa, kết trái".

Tiết mục hợp xướng Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người


Chương trình nghệ thuật “Nghĩa tình sắt son, đời đời bền vững” là một chương trình nghệ thuật tổng hợp, đa sắc màu, tôn vinh tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Lào, của Thừa Thiên Huế, Salavan và Sekong và của 10 tỉnh Việt Nam có chung đường biên giới với Lào.

Tiết mục hát múa: Bác Cay Xỏn Trong Trái Tim Tôi


Chương trình được dàn dựng và biểu diễn dưới hình thức biểu diễn âm nhạc, múa, trang phục và thời trang, có sự tham gia của các nghệ sĩ Việt Nam, lưu học sinh Lào tại Huế và nhóm người mẫu.

Những tiết mục múa, hát đặc sắc tại chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Lào.


Sân khấu biểu diễn có background màn hình Led tại không gian sân khấu Trung tâm Văn hóa Điện ảnh TT Huế. Sân khấu mang hình ảnh đặc trưng của một sự kiện thắm tình hữu nghị, những thành tựu của nghĩa tình anh em, truyền thống và bền vững hướng đến tương lai.

Với thời lượng 120 phút, chương trình gồm 3 phần, kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật với cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, phong phú, kết hợp với biểu diễn trang phục và hát múa theo chủ đề: Trường Sơn một giải - Chung nước chung dòng; Sắc màu biên cương và Nghĩa tình sắc son - Đời đời bền vững.

 

Những tiết mục Hợp xướng “Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người”, Hát múa “Bác CayXỏn Trong Trái Tim Tôi”, Song ca: Một Nét Huế, Hoạt cảnh, độc tấu đàn Đá, Hát múa: Xẳng Pằng Phây. Hát múa Chiều Biên Giới, Song ca: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Hát múa Mừng Lúa Mới, Song ca: Đất Nước Tình Yêu, Liên khúc: Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp + Hoa đẹp Cham Pa...thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng, đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tình đoàn kết, gắn bó thủy chung giữa hai nước Việt – Lào rạng rỡ sắc màu biên cương, nghĩa tình, sắt son, nồng thắm và đầy mơ ước…

 

Bên cạnh đó, các tiết mục thời trang đã giới thiệu trang phục truyền thống của các dân tộc Lào, cùng với biểu diễn Thời trang giới thiệu sản phẩm thổ cẩm nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi...

 

Việt Nam - Lào, không chỉ là hai nước láng giềng như các quốc gia khác, mà quan hệ như tình đồng chí, anh em trong một gia đình. Nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, đồng cam cộng khổ, gắn kết đùm bọc lẫn nhau trong chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. “Tình nghĩa ấy cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đoá hoa nào thơm nhất…”

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

               

Các bài mới
Các bài đã đăng