Tạp chí Sông Hương -
Cả dân tộc cùng hát bài ca thống nhất
07:46 | 01/05/2010
Hôm qua, tại vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Quảng Trị), đã diễn ra lễ hội Thống nhất non sông kỷ niệm 35 năm ngày non sông liền một mối.
Cả dân tộc cùng hát bài ca thống nhất
Nghi lễ hòa nước Pắc Bó, Cửu Long vào sông Bến Hải - Ảnh: Nguyễn Phúc
[if !mso]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; font-size:12.0pt;"Times New Roman"; mso-fareast-"Times New Roman";} p { margin-right:0in; margin-left:0in; font-size:12.0pt;"Times New Roman"; mso-fareast-"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;} div.Section1 {page:Section1;} [if gte mso 10]>

Buổi sáng, tại chân kỳ đài đầu cầu Hiền Lương, lễ thượng cờ Tổ quốc đã được tiến hành trong không khí thiêng liêng và hào hùng. Giữa bầu trời hòa bình xanh trong, lá cờ đỏ thắm tung bay trong gió, sừng sững, hiên ngang, chứng minh một niềm tin không gì lay chuyển của dân tộc ta từ hơn nửa thế kỷ trước: Gươm nào chém được dòng Bến Hải/Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn...

Ngày 21.7.1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở ba nước Đông Dương được ký kết. Chính nơi đây được chọn là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự để hai năm sau, ngày 20.7.1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do, tiến tới thống nhất đất nước.

Nhưng đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam rắp tâm phá hoại hòa bình nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Ngày 22.7.1954, Ngô Đình Diệm đã cho treo cờ rủ toàn miền Nam để phản đối hiệp định. Chúng điên cuồng phát động cuộc chiến tranh, biến miền Nam thành một bãi chiến trường.

Thực hiện hiệp định, nhiều cán bộ quân nhân miền Nam chồng chia tay vợ, cha xa con, con bịn rịn chia tay mẹ tạm thời tập kết ra Bắc với lời hẹn đoàn tụ hai năm sau. Nhưng họ đã phải chờ đợi đằng đẵng hai mươi năm.

Vĩ tuyến 17 hai mươi năm trời là hiện thân của nỗi đau chia cắt.

Bên ven bờ Hiền Lương/Chiều nay ra đứng trông về/Mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê... (Câu hò bên bến Hiền Lương - Hoàng Hiệp - Đằng Giao). Đó là tiếng lòng thổn thức của những người con hai bên bờ sông Bến Hải, trong đau thương chia cắt, trong nhớ mong, khắc khoải đợi chờ... Và cho dù thế, trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt vẫn bùng lên khát vọng và niềm tin vào ngày độc lập, thống nhất non sông.

Và hai mươi năm sau, ngày 30.4.1975, khát vọng đó đã thành hiện thực, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, giang sơn quy về một mối. Sông Bến Hải đã nối đôi bờ.

Hôm qua, nước từ nguồn Pắc Bó, từ sông Cửu Long đã được rước về hòa vào dòng Bến Hải. Một nghi lễ mang tính ẩn dụ nhưng rất thiêng liêng.

Trong ngày lễ hội, dòng Bến Hải đã biến thành một dòng sông hoa, hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ, hoa mừng ngày hội non sông, hoa nối đôi bờ không còn vĩ tuyến, hoa của khát vọng hòa bình...

Đêm. Một sân khấu được đặt bên sông, tựa lưng vào đầu cầu Hiền Lương (cũ), hướng về tượng đài Khát vọng thống nhất, không gian đôi bờ Hiền Lương được đưa vào làm phông chính cho chương trình nghệ thuật có chủ đề Bài ca thống nhất.

Chương trình có 3 phần: Nỗi đau chia cắt, Đường giải phóng và Bài ca thống nhất, xuyên suốt theo hành trình đấu tranh của dân tộc.

Ở đó, người dân được sống lại với ký ức một thời qua giai điệu của những bài ca đã in sâu vào tâm khảm: Câu hò bên bến Hiền Lương, Chia ly, Bài ca hy vọng, Tình ca... Và cuối cùng vỡ òa trong xúc cảm đặc biệt với Bài ca thống nhất.

Bài ca thống nhất là bài ca của dân tộc ta viết nên, cả dân tộc ta cùng hát, tiếng ca vang mãi ngàn năm...


Ảnh: Nguyễn Phúc

Trong khuôn khổ lễ hội, tối 29.4, Tỉnh Đoàn Quảng Trị cùng với các trại sinh đến từ 3 miền của đất nước, các cựu chiến binh… đã tổ chức lễ thả hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ tại bến sông Hiền Lương (ảnh). Đã có 22 bè hoa và hơn 7.000 đèn hoa đăng được thả xuống dòng sông giới tuyến một thời chia cắt hai miền Bắc - Nam. Khi những chiếc bè hoa, đèn hoa đăng rực sáng, dòng Bến Hải lại càng lung linh, huyền ảo. Đông đảo người dân đã tụ tập ở dưới bến sông và đứng trên cầu Hiền Lương để quan sát nghi lễ thiêng liêng này…

 

 



                                                  Theo Nguyễn Thế Thịnh - Nguyễn Phúc - TN

 
Các bài mới
Các bài đã đăng