Tạp chí Sông Hương -
Ghi từ cuộc phiêu lưu nghệ thuật ở Pháp
16:03 | 01/08/2011
Lần thứ ba tôi quay lại nước Pháp theo lời mời của Trung tâm Mỹ thuật Fenêtre sur rue (có nghĩa là: Cửa sổ nhìn ra đường) ở Bordeaux. Chương trình trao đổi nghệ thuật năm nay có tên Root Arts - 2011. Tôi không biết ngoại ngữ. Người phiên dịch giải thích với tôi rằng nội dung của thuật ngữ đó có nghĩa là: Cuộc phiêu lưu nghệ thuật 2011.
Ghi từ cuộc phiêu lưu nghệ thuật ở Pháp
Họa sĩ Dominic Lobera - GĐ TT Mỹ thuật Fenêtre sur rue
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

1. Thực ra nó chẳng có gì là phiêu lưu, mà những việc rất cụ thể.

Trung tâm nay hoạt động với tiêu chí: khẳng định vai trò của Mỹ thuật với đời sống xã hội được nữ họa sĩ Dominic Lobera, sinh năm 1961, đứng ra thành lập với sự bảo trợ của chính quyền thành phố và các nhà hảo tâm.

Mỗi năm trung tâm này có một Cuộc phiêu lưu nghệ thuật. Họ mời từ 1 đến 2 họa sĩ từ một quốc gia khác đến cùng làm việc với họ. Đến nay, trong 13 lần tổ chức, Root Arts đã có trên 20 họa sĩ của cả chục quốc gia từ Á, Phi, Mỹ Latin được mời đến với Bordeaux. Họa sĩ mỗi nước mang đến một chất liệu, một kĩ thuật và phong cách sáng tạo của mình để cùng làm việc với các họa sĩ trong vùng. Trao đổi kĩ thuật chỉ là nửa phần việc. Còn nửa kia là đến với nhà trường các trẻ khuyết tật, trại giáo dưỡng, trung tâm xã hội. Tại đây, khách làm việc với các trò nhỏ, cho chúng tiếp cận với nghệ thuật của xứ người.

Tôi thắc mắc rằng ở Bordeaux đâu có thiếu những người giỏi hơn chúng tôi mà các bạn phải bỏ tiền vé máy bay, ăn ở hàng tháng trời tốn kém vài chục triệu mời khách phương xa? Họ bảo rằng mở mang mối bang giao ra thế giới để hiểu hơn thế giới bên ngoài, cũng như để hiểu mình đang ở đâu, và khích lệ chính họ khẳng định vai trò người nghệ sĩ với xã hội chứ không phải chỉ biết sáng tác cho riêng mình.

2. Một lần đến với lớp học của các trẻ khuyết tật, cô giáo giới thiệu tên tôi và xứ sở Việt Nam. Cô hỏi: Có ai biết Việt Nam ở chỗ nào trên bản đồ thế giới? Một bé nhanh nhảu chỉ lên bán đảo Scandinavia, một số em khác lắc đầu, có em ngồi im. Lúc ấy cô mới lần tay lên bản đồ chỉ hình chữ S. Các em cùng ồ lên. Lần đầu chúng biết được con người của một quốc gia xa nước Pháp đến 11 giờ bay trên chặng đường trên 9 nghìn cây số. Những cuộc giao lưu như thế để thêm một cháu bé nơi xa xôi biết về Việt Nam đó cũng là vai trò của nghệ thuật, trách nhiệm của nghệ thuật với thế giới bên ngoài.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Họa sĩ Đỗ Đức (người đứng) hướng dẫn in tranh tại một cơ sở cai nghiện ở Pháp

Trước buổi gặp mặt các cháu ở trường khuyết tật, chúng tôi đi cùng cô giáo lên tàu thủy xuôi dòng sông Ga-rôn, ăn cùng trên tàu, vẽ cùng trên tàu. Kết thúc buổi dạo chơi ngoài trời, các cô giáo cho các trẻ nhặt bất cứ thứ gì chúng thích đem về trường. Cô chụp ảnh in ra rồi photocopy thành nhiều bản. Những bản photocopy đó đem phát cho nhiều em, rồi yêu cầu chúng nhìn hình ảnh trong bản photocopy đó vẽ thêm thành bức tranh theo cách tưởng tượng của từng em. Kết quả là cùng hình cong queo của khúc gỗ, có em vẽ thành ông già chống gậy, có đứa biến thành con thuyền, có đứa vẽ thành chiếc võng đong đưa... Đó là cách gợi mở từ một hình ảnh vu vơ thành bức tranh có nội dung, cũng là cách khơi gợi cho sáng tạo để các cháu khi lớn lên không xa lạ với tạo hình mỹ thuật.

3. Buổi tiếp xúc ở một trại cai nghiện, không có phiên dịch, tôi làm việc bằng cách ra hiệu cho họ quan sát cách thức khi in một bức tranh rồi tất cả hăm hở thực hiện. Nhưng họ không hoàn toàn làm theo chỉ dẫn. Có một số đem bản khắc lăn nhiều màu theo cách nghĩ của họ. Chính họ cũng đang gợi lại cho tôi một cách làm theo lối tư duy mở.

Từ đó tôi hiểu được tại sao những cuộc gặp gỡ như vậy được trung tâm Fenetre Sur Rue định vị bằng hai từ “Root Arts”. Vâng, phiêu lưu để tìm kiếm là của cả hai phía, đâu chỉ là việc riêng của nghệ sĩ.

Theo Đỗ Đức - TT&VH






Các bài mới
Các bài đã đăng