Cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long, một phim do tư nhân sản xuất vừa được Bộ VH-TT -DL chọn dự giải Oscar 2011. Ảnh do đoàn phim cung cấp
|
Trả lời cho câu hỏi có cần thiết tồn tại các hãng phim quốc doanh trong thời buổi điện ảnh năng động như hiện nay hay không, nhiều người trong giới nhìn nhận thẳng thắn: Không nên níu kéo!
Nên xếp lại hào quang quá khứ
Không phủ nhận những thành tựu của hãng phim Nhà nước suốt hàng thập kỷ qua nhưng đạo diễn Phạm Hoàng Nam cũng khẳng định thời điểm này điện ảnh quốc doanh đã không còn giữ vai trò quan trọng nữa. “Thời chiến tranh, các hãng phim Nhà nước được thành lập với mục đích chính trị, tuyên truyền theo định hướng. Và công chúng cũng hiểu như vậy và đồng cảm. Sự cộng hưởng đó đã khiến điện ảnh thời bao cấp chưa bao giờ bị khán giả quay lưng. Nhưng giai đoạn này thì tính mục đích bắt đầu pha trộn. Nhà nước phải nuôi các hãng phim quốc doanh để sản xuất những bộ phim định hướng dư luận, thẩm mỹ nhưng rõ ràng vị thế cũ của phim bao cấp đã không còn nữa. Phim vẫn có giá trị về nghệ thuật nhưng đề tài lạc lõng với thời đại và không được số đông công chúng đón nhận cũng là lẽ đương nhiên” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích.
Quả vậy, khán giả ngày nay không dễ tiếp nhận những đề tài xưa cũ, quá xa lạ với cuộc sống thực, chất lượng nghệ thuật lại làng nhàng.
Điện ảnh quốc doanh vẫn cứ làm phim theo lối mòn quen thuộc khi lãnh đạo hãng phim luôn trình những kịch bản có khả năng được duyệt. Nói vui theo các nhà làm phim là luôn “sống trong sợ hãi”, làm gì “gai góc” một tí là sợ không được rót kinh phí.
Các đơn vị sản xuất tư nhân phát triển sinh động, liên tục cho ra rạp những hương vị mới lạ từ cuộc sống, trong khi điện ảnh quốc doanh vẫn là những tác phẩm, theo đạo diễn Phạm Hoàng Nam, làm theo tư duy cũ. Phim Nhà nước luôn trong tình trạng chờ kinh phí Nhà nước rót xuống nhỏ giọt và luôn thực hiện theo cách liệu cơm gắp mắm. Phim sản xuất xong, giao sản phẩm về cho Cục Điện ảnh là xong nhiệm vụ, cũng không hề nặng trọng trách làm sao để có đầu ra, có khán giả.
Đạo diễn Vinh Sơn nói: “Hãng phim Nhà nước vốn không phải là một nhà sản xuất đúng nghĩa, không hề có nghiên cứu thị trường hay phân loại khán giả và làm phim cũng không nhằm doanh thu. Thực tế, không ai chịu nhìn thẳng sự thật rằng phim quốc doanh đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền. Cái thời điện ảnh và khán giả chỉ có một đường để đi cũng qua rất lâu rồi”.
Đạo diễn Lê Hoàng nhìn nhận thẳng thắn: “Mục đích cuối cùng của điện ảnh vẫn là hướng tới khán giả, có đổ bao nhiêu tiền ra làm mà không ai xem thì cũng chỉ có chết thôi!”. Đạo diễn Vinh Sơn chua xót: “Vai trò “anh cả đỏ” của điện ảnh quốc doanh giờ chỉ còn là hào quang của quá khứ. Nếu vin vào đó để dễ xin tài trợ làm phim nhưng lại không theo kịp những chuyển biến của xã hội thì để làm gì?. Đã đến lúc cần quên hào quang quá khứ ấy để thiết lập mô hình mới cho nền điện ảnh”.
Cần thay đổi tận gốc
Điện ảnh quốc doanh đang được người trong giới ví von như một cái cây đã quá già, cứ lụm khụm tỏa bóng quá khứ nhưng đang mục rỗng và có thể đổ ụp bất cứ lúc nào.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích: “Cái chính là điện ảnh quốc doanh lâu nay làm theo cơ chế bao cấp, rót kinh phí nhỏ giọt và có khi “tiền Nhà nước đi đâu không ai biết”. Điều này đã làm nghệ sĩ mất niềm tin và chính những người làm nghề cũng muốn quay lưng với hãng phim của Nhà nước”. Các hãng phim Nhà nước luôn đi theo lối mòn, co cụm trong cái cũ mà không đuổi kịp xu hướng thời đại.
Đạo diễn Đinh Anh Dũng, người từng gắn bó với “thời hoàng kim” của Hãng phim Giải phóng, phân tích thêm: “Xã hội thay đổi là điều tất yếu nhưng nếu người lèo lái giỏi thì vẫn có thể định hướng được đường đi cho đơn vị mình trước sự chuyển biến của thị trường. “Thời kỳ hoàng kim” của điện ảnh quốc doanh vào thập niên 1980-1990 đã qua lâu rồi. Nhưng nói rằng các hãng phim Nhà nước không theo kịp sự chuyển biến của xã hội ở thời điểm này cũng chỉ đúng một phần thôi. Vấn đề vẫn là ở con người. Đơn vị đi lên hay đi xuống cốt lõi vẫn là do ở người đứng đầu và có lực lượng sáng tạo giỏi”.
Thời gian cổ phần hóa các hãng phim Nhà nước kéo dài nhưng theo nhận định của nhiều người trong giới, đó cũng chỉ là một hình thức trì hoãn… vô vọng. Khó có nhà đầu tư nào đổ kinh phí hợp tác làm phim để vừa phải chịu sự ràng buộc, chi phối của Nhà nước vừa phải xoay xở lo doanh thu.
Đạo diễn Vinh Sơn cũng quyết liệt: “Cần xóa sổ chứ không thể nuôi mãi một bộ máy ì ạch kém hiệu quả. Các hãng phim quốc doanh bây giờ giống như một bệnh nhân ung thư vậy. Phẫu thuật may ra còn sống chứ nếu cứ chần chừ sợ làm ảnh hưởng các cơ quan xung quanh, cứ cố bơm máu vào để nuôi những tế bào đã đầy mầm bệnh thì sớm muộn gì cũng chết!”.
Với ngành điện ảnh, đổi mới để hòa nhập là điều cần thiết phải làm ở thời điểm này. “Không nên giữ một bộ máy cồng kềnh và cứ nuôi nhân sự như vậy nữa. Thay vào đó, hãy dùng nguồn ngân sách ấy chỉ tập trung đầu tư cho các dự án bằng cách tổ chức đấu thầu. Có dự án hay, kinh phí làm phim tốt hơn các đơn vị sản xuất tư nhân thì bảo đảm những người tài cũng sẽ tập trung vào đó” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam đúc kết.
Làm phim theo kiểu đấu thầu
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cho rằng nếu Nhà nước cần làm phim với mục đích tuyên truyền thì nên chuyển sang hình thức đấu thầu. Cái gốc của vấn đề chính là con người. Sự bất lợi của đơn vị Nhà nước là những người có thâm niên với nghề nhưng vẫn làm phim theo kiểu cũ, quen với tư duy làm phim thời bao cấp.
Thực tế cho thấy không ít đơn vị sản xuất phim tư nhân đã có được những tác phẩm làm rạng rỡ điện ảnh Việt như Dòng máu anh hùng, Áo lụa Hà Đông, Cánh đồng bất tận… Đạo diễn Lê Hoàng nhận định: “Không thể nói phim tư nhân thì chỉ có thương mại. Có thể thấy phim do tư nhân sản xuất đang dần dần “sạch” hơn, có xu hướng hoàn thiện chứ không thể mãi mãi rẻ tiền. Hãy cứ để cuộc sống định hướng, nếu đơn vị Nhà nước không bắt kịp sự chuyển biến của xã hội thì sẽ tự đào thải”.
|
Theo Tiểu Quyên - NLĐO
Trả lời cho câu hỏi có cần thiết tồn tại các hãng phim quốc doanh trong thời buổi điện ảnh năng động như hiện nay hay không, nhiều người trong giới nhìn nhận thẳng thắn: Không nên níu kéo!Không phủ nhận những thành tựu của hãng phim Nhà nước suốt hàng thập kỷ qua nhưng đạo diễn Phạm Hoàng Nam cũng khẳng định thời điểm này điện ảnh quốc doanh đã không còn giữ vai trò quan trọng nữa. “Thời chiến tranh, các hãng phim Nhà nước được thành lập với mục đích chính trị, tuyên truyền theo định hướng. Và công chúng cũng hiểu như vậy và đồng cảm. Sự cộng hưởng đó đã khiến điện ảnh thời bao cấp chưa bao giờ bị khán giả quay lưng. Nhưng giai đoạn này thì tính mục đích bắt đầu pha trộn. Nhà nước phải nuôi các hãng phim quốc doanh để sản xuất những bộ phim định hướng dư luận, thẩm mỹ nhưng rõ ràng vị thế cũ của phim bao cấp đã không còn nữa. Phim vẫn có giá trị về nghệ thuật nhưng đề tài lạc lõng với thời đại và không được số đông công chúng đón nhận cũng là lẽ đương nhiên” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích.Quả vậy, khán giả ngày nay không dễ tiếp nhận những đề tài xưa cũ, quá xa lạ với cuộc sống thực, chất lượng nghệ thuật lại làng nhàng.Điện ảnh quốc doanh vẫn cứ làm phim theo lối mòn quen thuộc khi lãnh đạo hãng phim luôn trình những kịch bản có khả năng được duyệt. Nói vui theo các nhà làm phim là luôn “sống trong sợ hãi”, làm gì “gai góc” một tí là sợ không được rót kinh phí.Các đơn vị sản xuất tư nhân phát triển sinh động, liên tục cho ra rạp những hương vị mới lạ từ cuộc sống, trong khi điện ảnh quốc doanh vẫn là những tác phẩm, theo đạo diễn Phạm Hoàng Nam, làm theo tư duy cũ. Phim Nhà nước luôn trong tình trạng chờ kinh phí Nhà nước rót xuống nhỏ giọt và luôn thực hiện theo cách liệu cơm gắp mắm. Phim sản xuất xong, giao sản phẩm về cho Cục Điện ảnh là xong nhiệm vụ, cũng không hề nặng trọng trách làm sao để có đầu ra, có khán giả.Đạo diễn Vinh Sơn nói: “Hãng phim Nhà nước vốn không phải là một nhà sản xuất đúng nghĩa, không hề có nghiên cứu thị trường hay phân loại khán giả và làm phim cũng không nhằm doanh thu. Thực tế, không ai chịu nhìn thẳng sự thật rằng phim quốc doanh đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền. Cái thời điện ảnh và khán giả chỉ có một đường để đi cũng qua rất lâu rồi”.Đạo diễn Lê Hoàng nhìn nhận thẳng thắn: “Mục đích cuối cùng của điện ảnh vẫn là hướng tới khán giả, có đổ bao nhiêu tiền ra làm mà không ai xem thì cũng chỉ có chết thôi!”.Đạo diễn Vinh Sơn chua xót: “Vai trò “anh cả đỏ” của điện ảnh quốc doanh giờ chỉ còn là hào quang của quá khứ. Nếu vin vào đó để dễ xin tài trợ làm phim nhưng lại không theo kịp những chuyển biến của xã hội thì để làm gì?. Đã đến lúc cần quên hào quang quá khứ ấy để thiết lập mô hình mới cho nền điện ảnh”.Điện ảnh quốc doanh đang được người trong giới ví von như một cái cây đã quá già, cứ lụm khụm tỏa bóng quá khứ nhưng đang mục rỗng và có thể đổ ụp bất cứ lúc nào.Đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích: “Cái chính là điện ảnh quốc doanh lâu nay làm theo cơ chế bao cấp, rót kinh phí nhỏ giọt và có khi “tiền Nhà nước đi đâu không ai biết”. Điều này đã làm nghệ sĩ mất niềm tin và chính những người làm nghề cũng muốn quay lưng với hãng phim của Nhà nước”. Các hãng phim Nhà nước luôn đi theo lối mòn, co cụm trong cái cũ mà không đuổi kịp xu hướng thời đại.Đạo diễn Đinh Anh Dũng, người từng gắn bó với “thời hoàng kim” của Hãng phim Giải phóng, phân tích thêm: “Xã hội thay đổi là điều tất yếu nhưng nếu người lèo lái giỏi thì vẫn có thể định hướng được đường đi cho đơn vị mình trước sự chuyển biến của thị trường. “Thời kỳ hoàng kim” của điện ảnh quốc doanh vào thập niên 1980-1990 đã qua lâu rồi. Nhưng nói rằng các hãng phim Nhà nước không theo kịp sự chuyển biến của xã hội ở thời điểm này cũng chỉ đúng một phần thôi. Vấn đề vẫn là ở con người. Đơn vị đi lên hay đi xuống cốt lõi vẫn là do ở người đứng đầu và có lực lượng sáng tạo giỏi”.Thời gian cổ phần hóa các hãng phim Nhà nước kéo dài nhưng theo nhận định của nhiều người trong giới, đó cũng chỉ là một hình thức trì hoãn… vô vọng. Khó có nhà đầu tư nào đổ kinh phí hợp tác làm phim để vừa phải chịu sự ràng buộc, chi phối của Nhà nước vừa phải xoay xở lo doanh thu.Đạo diễn Vinh Sơn cũng quyết liệt: “Cần xóa sổ chứ không thể nuôi mãi một bộ máy ì ạch kém hiệu quả. Các hãng phim quốc doanh bây giờ giống như một bệnh nhân ung thư vậy. Phẫu thuật may ra còn sống chứ nếu cứ chần chừ sợ làm ảnh hưởng các cơ quan xung quanh, cứ cố bơm máu vào để nuôi những tế bào đã đầy mầm bệnh thì sớm muộn gì cũng chết!”.Với ngành điện ảnh, đổi mới để hòa nhập là điều cần thiết phải làm ở thời điểm này. “Không nên giữ một bộ máy cồng kềnh và cứ nuôi nhân sự như vậy nữa. Thay vào đó, hãy dùng nguồn ngân sách ấy chỉ tập trung đầu tư cho các dự án bằng cách tổ chức đấu thầu. Có dự án hay, kinh phí làm phim tốt hơn các đơn vị sản xuất tư nhân thì bảo đảm những người tài cũng sẽ tập trung vào đó” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam đúc kết.
Trả lời cho câu hỏi có cần thiết tồn tại các hãng phim quốc doanh trong thời buổi điện ảnh năng động như hiện nay hay không, nhiều người trong giới nhìn nhận thẳng thắn: Không nên níu kéo!Không phủ nhận những thành tựu của hãng phim Nhà nước suốt hàng thập kỷ qua nhưng đạo diễn Phạm Hoàng Nam cũng khẳng định thời điểm này điện ảnh quốc doanh đã không còn giữ vai trò quan trọng nữa. “Thời chiến tranh, các hãng phim Nhà nước được thành lập với mục đích chính trị, tuyên truyền theo định hướng. Và công chúng cũng hiểu như vậy và đồng cảm. Sự cộng hưởng đó đã khiến điện ảnh thời bao cấp chưa bao giờ bị khán giả quay lưng. Nhưng giai đoạn này thì tính mục đích bắt đầu pha trộn. Nhà nước phải nuôi các hãng phim quốc doanh để sản xuất những bộ phim định hướng dư luận, thẩm mỹ nhưng rõ ràng vị thế cũ của phim bao cấp đã không còn nữa. Phim vẫn có giá trị về nghệ thuật nhưng đề tài lạc lõng với thời đại và không được số đông công chúng đón nhận cũng là lẽ đương nhiên” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích.Quả vậy, khán giả ngày nay không dễ tiếp nhận những đề tài xưa cũ, quá xa lạ với cuộc sống thực, chất lượng nghệ thuật lại làng nhàng.Điện ảnh quốc doanh vẫn cứ làm phim theo lối mòn quen thuộc khi lãnh đạo hãng phim luôn trình những kịch bản có khả năng được duyệt. Nói vui theo các nhà làm phim là luôn “sống trong sợ hãi”, làm gì “gai góc” một tí là sợ không được rót kinh phí.Các đơn vị sản xuất tư nhân phát triển sinh động, liên tục cho ra rạp những hương vị mới lạ từ cuộc sống, trong khi điện ảnh quốc doanh vẫn là những tác phẩm, theo đạo diễn Phạm Hoàng Nam, làm theo tư duy cũ. Phim Nhà nước luôn trong tình trạng chờ kinh phí Nhà nước rót xuống nhỏ giọt và luôn thực hiện theo cách liệu cơm gắp mắm. Phim sản xuất xong, giao sản phẩm về cho Cục Điện ảnh là xong nhiệm vụ, cũng không hề nặng trọng trách làm sao để có đầu ra, có khán giả.Đạo diễn Vinh Sơn nói: “Hãng phim Nhà nước vốn không phải là một nhà sản xuất đúng nghĩa, không hề có nghiên cứu thị trường hay phân loại khán giả và làm phim cũng không nhằm doanh thu. Thực tế, không ai chịu nhìn thẳng sự thật rằng phim quốc doanh đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền. Cái thời điện ảnh và khán giả chỉ có một đường để đi cũng qua rất lâu rồi”.Đạo diễn Lê Hoàng nhìn nhận thẳng thắn: “Mục đích cuối cùng của điện ảnh vẫn là hướng tới khán giả, có đổ bao nhiêu tiền ra làm mà không ai xem thì cũng chỉ có chết thôi!”.Đạo diễn Vinh Sơn chua xót: “Vai trò “anh cả đỏ” của điện ảnh quốc doanh giờ chỉ còn là hào quang của quá khứ. Nếu vin vào đó để dễ xin tài trợ làm phim nhưng lại không theo kịp những chuyển biến của xã hội thì để làm gì?. Đã đến lúc cần quên hào quang quá khứ ấy để thiết lập mô hình mới cho nền điện ảnh”.Điện ảnh quốc doanh đang được người trong giới ví von như một cái cây đã quá già, cứ lụm khụm tỏa bóng quá khứ nhưng đang mục rỗng và có thể đổ ụp bất cứ lúc nào.Đạo diễn Phạm Hoàng Nam phân tích: “Cái chính là điện ảnh quốc doanh lâu nay làm theo cơ chế bao cấp, rót kinh phí nhỏ giọt và có khi “tiền Nhà nước đi đâu không ai biết”. Điều này đã làm nghệ sĩ mất niềm tin và chính những người làm nghề cũng muốn quay lưng với hãng phim của Nhà nước”. Các hãng phim Nhà nước luôn đi theo lối mòn, co cụm trong cái cũ mà không đuổi kịp xu hướng thời đại.Đạo diễn Đinh Anh Dũng, người từng gắn bó với “thời hoàng kim” của Hãng phim Giải phóng, phân tích thêm: “Xã hội thay đổi là điều tất yếu nhưng nếu người lèo lái giỏi thì vẫn có thể định hướng được đường đi cho đơn vị mình trước sự chuyển biến của thị trường. “Thời kỳ hoàng kim” của điện ảnh quốc doanh vào thập niên 1980-1990 đã qua lâu rồi. Nhưng nói rằng các hãng phim Nhà nước không theo kịp sự chuyển biến của xã hội ở thời điểm này cũng chỉ đúng một phần thôi. Vấn đề vẫn là ở con người. Đơn vị đi lên hay đi xuống cốt lõi vẫn là do ở người đứng đầu và có lực lượng sáng tạo giỏi”.Thời gian cổ phần hóa các hãng phim Nhà nước kéo dài nhưng theo nhận định của nhiều người trong giới, đó cũng chỉ là một hình thức trì hoãn… vô vọng. Khó có nhà đầu tư nào đổ kinh phí hợp tác làm phim để vừa phải chịu sự ràng buộc, chi phối của Nhà nước vừa phải xoay xở lo doanh thu.Đạo diễn Vinh Sơn cũng quyết liệt: “Cần xóa sổ chứ không thể nuôi mãi một bộ máy ì ạch kém hiệu quả. Các hãng phim quốc doanh bây giờ giống như một bệnh nhân ung thư vậy. Phẫu thuật may ra còn sống chứ nếu cứ chần chừ sợ làm ảnh hưởng các cơ quan xung quanh, cứ cố bơm máu vào để nuôi những tế bào đã đầy mầm bệnh thì sớm muộn gì cũng chết!”.Với ngành điện ảnh, đổi mới để hòa nhập là điều cần thiết phải làm ở thời điểm này. “Không nên giữ một bộ máy cồng kềnh và cứ nuôi nhân sự như vậy nữa. Thay vào đó, hãy dùng nguồn ngân sách ấy chỉ tập trung đầu tư cho các dự án bằng cách tổ chức đấu thầu. Có dự án hay, kinh phí làm phim tốt hơn các đơn vị sản xuất tư nhân thì bảo đảm những người tài cũng sẽ tập trung vào đó” – đạo diễn Phạm Hoàng Nam đúc kết.
|